0 bình luận về “Chính quyền tự chủ của Hai Bà Trưng là gì ?”
Chính quyền Hai Bà TrưngCuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 đã nhanh chóng thắng lợi, lật đổ chính quyền đô hộ ở 65 thành trì. Hai Bà Trưng xưng vương, đóng đô ở Mê Linh, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Âu Lạc cũ. Trong chính sử không thấy ghi chép về tổ chức và pháp luật của Chính quyền Hai Bà Trưng. Với thời gian độc lập ngắn ngủi Hai Bà Trưng chưa thể có điều kiện để xây dựng một bộ máy chínhquyền vững chắc và có lẽ vẫn chủ yếu sử dụng những luật lệ cổ truyền của người Việt để quản lí đất nước. Các lạc tướng – những người từng theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa vẫn được cai quản các địa phương. Sách Thủy kinh chú cho biết, Hai Bà Trưng đã bãi bở các thứ thuế nặng nề do chính quyền đô hộ đặt ra, xá thuế hai năm liền cho dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Mùa hạ năm 42, Hán Quang Vũ sai tướng Mã Viện đem quân sang xâm lược lại nước ta. Năm 43, Mã Viện diệt được chính quyền Hai Bà Trưng.Như vậy, chính quyền Hai Bà Trưng là chính quyền độc lập đầu tiên của nước ta sau hơn hai trăm năm Bắc thuộc.
Huý là Trưng Trắc, con gái của Lạc tướng Mê Linh (đất Mê Linh nay thuộc vùng giáp giới giữa Hà Tây với Vĩnh Phúc và ngoại thành Hà Nội). Thân sinh mất sớm, Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị được thân mẫu là bà Ma Thiện (cũng có truyền thuyết nói là bà Trần Thị Ðoan) nuôi dưỡng. Hiện chưa rõ Trưng Trắc sinh năm nào, chỉ biết khi Tô Ðịnh được nhà Ðông Hán sai sang làm Thái Thú ở Giao Chỉ (năm 34), thì Trưng Trắc đã trưởng thành và kết hôn với con trai của Lạc tướng Chu Diên là Thi Sách (đất Chu Diên nay là vùng giáp giới giữa Hà Tây với Hà Nam). Bấy giờ, nhân lòng căm phẫn của nhân dân ta đối với chính sách thống trị tàn bạo của nhà Ðông Hán, lại cũng nhân vì Thi Sách bị Thái Thú Tô Ðịnh giết hại, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị và nhiều bậc hào kết khác, phát động và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa có quy mô rất lớn. Khởi nghĩa bùng nổ vào cuối năm 39 đầu năm 40 và nhanh chóng được nhân dân cả nước nhất tề hưởng ứng. Tô Ðịnh phải hốt hoảng bỏ chạy về nước.
Chính quyền Trưng Nữ Vương tồn tại được trong khoảng gần ba năm (từ đầu năm 40 đến cuối năm 42, đầu năm 43). Sử gia Lê Văn Hưu (1230 – 1322) viết: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà mà hô một tiếng cũng có thể khiến được các quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay. Xem thế cũng đủ biết hình thế đất Việt có thể dựng được nghiệp bá vương.” Nhà Ðông Hán đã phải cử tên lão tướng khét tiếng tàn bạo và dày dạn kinh nghiệm trận mạc là Mã Viện sang đàn áp mới tiêu diệt được lực lượng và chính quyền Hai Bà Trưng.
Chính quyền Hai Bà TrưngCuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 đã nhanh chóng thắng lợi, lật đổ chính quyền đô hộ ở 65 thành trì. Hai Bà Trưng xưng vương, đóng đô ở Mê Linh, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Âu Lạc cũ. Trong chính sử không thấy ghi chép về tổ chức và pháp luật của Chính quyền Hai Bà Trưng. Với thời gian độc lập ngắn ngủi Hai Bà Trưng chưa thể có điều kiện để xây dựng một bộ máy chínhquyền vững chắc và có lẽ vẫn chủ yếu sử dụng những luật lệ cổ truyền của người Việt để quản lí đất nước. Các lạc tướng – những người từng theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa vẫn được cai quản các địa phương. Sách Thủy kinh chú cho biết, Hai Bà Trưng đã bãi bở các thứ thuế nặng nề do chính quyền đô hộ đặt ra, xá thuế hai năm liền cho dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Mùa hạ năm 42, Hán Quang Vũ sai tướng Mã Viện đem quân sang xâm lược lại nước ta. Năm 43, Mã Viện diệt được chính quyền Hai Bà Trưng.Như vậy, chính quyền Hai Bà Trưng là chính quyền độc lập đầu tiên của nước ta sau hơn hai trăm năm Bắc thuộc.
♦ Chính quyền Trưng Nữ Vương (năm 40-43):
Huý là Trưng Trắc, con gái của Lạc tướng Mê Linh (đất Mê Linh nay thuộc vùng giáp giới giữa Hà Tây với Vĩnh Phúc và ngoại thành Hà Nội). Thân sinh mất sớm, Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị được thân mẫu là bà Ma Thiện (cũng có truyền thuyết nói là bà Trần Thị Ðoan) nuôi dưỡng. Hiện chưa rõ Trưng Trắc sinh năm nào, chỉ biết khi Tô Ðịnh được nhà Ðông Hán sai sang làm Thái Thú ở Giao Chỉ (năm 34), thì Trưng Trắc đã trưởng thành và kết hôn với con trai của Lạc tướng Chu Diên là Thi Sách (đất Chu Diên nay là vùng giáp giới giữa Hà Tây với Hà Nam). Bấy giờ, nhân lòng căm phẫn của nhân dân ta đối với chính sách thống trị tàn bạo của nhà Ðông Hán, lại cũng nhân vì Thi Sách bị Thái Thú Tô Ðịnh giết hại, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị và nhiều bậc hào kết khác, phát động và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa có quy mô rất lớn. Khởi nghĩa bùng nổ vào cuối năm 39 đầu năm 40 và nhanh chóng được nhân dân cả nước nhất tề hưởng ứng. Tô Ðịnh phải hốt hoảng bỏ chạy về nước.
Chính quyền Trưng Nữ Vương tồn tại được trong khoảng gần ba năm (từ đầu năm 40 đến cuối năm 42, đầu năm 43). Sử gia Lê Văn Hưu (1230 – 1322) viết: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà mà hô một tiếng cũng có thể khiến được các quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay. Xem thế cũng đủ biết hình thế đất Việt có thể dựng được nghiệp bá vương.” Nhà Ðông Hán đã phải cử tên lão tướng khét tiếng tàn bạo và dày dạn kinh nghiệm trận mạc là Mã Viện sang đàn áp mới tiêu diệt được lực lượng và chính quyền Hai Bà Trưng.