chính sách đối ngoại đi qua các triều đại đã ảnh hưởng quá trình phát triển của lịch sử việt nam như thế nào

By Athena

chính sách đối ngoại đi qua các triều đại đã ảnh hưởng quá trình phát triển của lịch sử việt nam như thế nào

0 bình luận về “chính sách đối ngoại đi qua các triều đại đã ảnh hưởng quá trình phát triển của lịch sử việt nam như thế nào”

  1. Việt Nam có hàng nghìn năm lịch sử với nền ngoại giao tinh tế và hiển hách. Trừ 1000 năm Bắc thuộc, trải qua các triều đại từ Vua HùngAn Dương VươngNgôĐinhTiền LêTrầnHậu Lê và Nguyễn, Việt Nam chủ yếu có quan hệ ngoại giao với các triều đình phong kiến Trung Quốc. Nền ngoại giao hiện đại của Việt Nam ra đời khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập ngày 2/9/1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đứng đầu ngành ngoại giao của Việt Nam.

    Thời kỳ chiến tranh :

    • Giai đoạn 1945–1946: Là thời kỳ cực kỳ khó khăn của đất nước nói chung và ngoại giao Việt Nam nói riêng. Nhà nước độc lập non trẻ chưa được nước nào công nhận. Chính sách ngoại giao của Việt Nam lúc đó đã hòa hoãn với Quốc dân Đảng và quân đội Tưởng Giới Thạch, tập trung đánh Pháp ở miền Nam, rồi hòa với Pháp bằng việc ký kết Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946.
    • Giai đoạn 1947–1954: Ngoại giao đã đấu tranh chính trị để hình thành liên minh với Lào, Campuchia chống Pháp; xây dựng quan hệ với Thái Lan, Miến Điện, Indonesia, Ấn Độ. Đầu năm 1950, tranh thủ chiến thắng của Chiến dịch Biên giới, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 2 đồng minh quan trọng là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa  Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Ngoài ra, còn các nước xã hội chủ nghĩa  châu Á, Đông Âu.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Wilhelm Pieck của Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1957.

    • Giai đoạn 1954–1975: Ngoại giao đã “tấn công” hậu phương quốc tế của Mỹ, mở rộng hậu phương quốc tế của Việt Nam, hình thành phong trào phản chiến trên toàn thế giới.

    Năm 1964, Chu Ân Lai lo lắng về sự leo thang của Mỹ tại miền Nam Việt Nam, nên đã ký thỏa thuận chính thức với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thỏa thuận này quy định rằng, nếu các lực lượng Hoa Kỳ  Việt Nam Cộng hòa xâm lược, đánh phá Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trung Quốc sẽ phản ứng bằng cách cho mượn phi công. Nhưng trong các cuộc tấn công của Mỹ, Mao Trạch Đông không gửi nhiều phi công được đào tạo như ông đã hứa. Kết quả dẫn đến việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận viện trợ quốc phòng của Liên Xô là chủ yếu.[5]

    Đồng thời, ngoại giao đã phối hợp với chiến trường, đấu tranh chính trị, tiến hành đàm phán và ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình  Việt Nam (27/1/1973). Hiệp định Paris là thắng lợi của ngoại giao Việt Nam, buộc Mỹ và các nước liên quan rút quân khỏi Việt Nam, chấm dứt chiến tranh, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Trong quá trình đàm phán Hiệp định này, ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa  Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã phối hợp nhịp nhàng, theo phương châm “Tuy hai mà một, tuy một mà hai”, “Vừa đánh, vừa đàm”.

    Thời kỳ bao cấp :

    • Giai đoạn 1975–1986: Đây là thời kỳ ngoại giao khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Những năm đầu sau chiến tranh, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hàng chục nước, nhất là các nước tư bản chủ nghĩa, tranh thủ được sự giúp đỡ về vật chất của nhiều quốc gia, các tổ chức quốc tế nhằm khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Việt Nam nhanh chóng gia nhập Liên Hợp Quốc (20/9/1977).

    Đến năm 1975, căng thẳng bắt đầu phát triển vì Bắc Kinh ngày càng coi Việt Nam  công cụ của Liên Xô để bao vây Trung Quốc. Trong khi đó, hỗ trợ ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với chính quyền Khmer Đỏ đã khiến Việt Nam nghi ngờ về động cơ của Trung Quốc.

    Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc xấu đi đáng kể, sau khi Hà Nội thiết lập lệnh cấm tháng 3/1978 về thương mại tư nhân, động thái đặc biệt ảnh hưởng đến cộng đồng Hoa kiều. Việt Nam buộc phải tấn công Khmer Đỏ để bảo vệ chủ quyền quốc gia (12/1978). Đó là nguyên nhân trực tiếp (cái cớ) để Trung Quốc phát động cuộc xâm lược biên giới Việt Nam (2/1979). Phải đối mặt với việc cắt đứt viện trợ của Trung Quốc và quan hệ quốc tế căng thẳng, Việt Nam thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Liên Xô bằng cách tham gia Hội đồng Tương trợ Kinh tế (6/1978), ký Hiệp ước với Liên Xô (11/1978). Trong suốt thập niên 1980, Việt Nam đã nhận được gần 3 tỷ USD/năm viện trợ kinh tế và quân sự của Liên Xô và thực hiện hầu hết các giao dịch thương mại với Liên Xô và khối Comecon.

    Cuộc chiến tranh với Trung Quốc và Khmer Đỏ đã dẫn đến việc Trung Quốc, phương Tây  ASEAN bao vây, cô lập, cấm vận Việt Nam hơn 1 thập kỷ, gây rất nhiều khó khăn cho việc khôi phục và phát triển kinh tế.

    Ghế của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Trung tâm hội nghị Quốc tế, Busan, Hội nghị APEC lần thứ 13Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và phu nhân đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và phu nhân tại Phủ Chủ tịch (11/2006)Thời kỳ Đổi mới

    • Giai đoạn 1986 đến nay: Với Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI (12/1986), Việt Nam đã khởi đầu công cuộc thay đổi toàn diện đất nước, trong đó có đường lối, chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao.

    Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (5/1988) đã tạo ra bước ngoặt trong đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam. Các Đại hội tiếp theo từ Đại hội VII (1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001) đến Đại hội X (2006) đã quyết định đưòng lối đối ngoại của Việt Nam là độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực[6]

    Đại hội XI (2011) đã phát triển và bổ sung nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế [7]

    Hội nhập quốc tế :

    Với việc rút hoàn toàn quân đội khỏi Campuchia, vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam đã phá được bao vây, cấm vận và không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa; bình thường hóa và từng bước xác lập quan hệ ổn định lâu dài với tất cả nước lớn, các nước công nghiệp phát triển. Cho đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 190 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 220 thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chúc và diễn đàn quốc tế như:

    • Cộng đồng Pháp ngữ (1970).
    • Liên Hiệp Quốc (1977).
    • Phong trào Không liên kết (1976).
    • ASEAN (1995).
    • Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) (1996).
    • Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương (APEC) (1998).
    • Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (2006).

    Việt Nam đã giải quyết ổn thỏa nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biển đảo, giữ vững môi trường hòa bình; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tranh thủ nhiều ODA, FDI, mở rộng thị trường ngoài nước; tăng cường ngoại giao đa phương. Các sự kiện lớn của ngoại giao Việt Nam trong những năm gần đây là: Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao VII tổ chức Pháp ngữ (1997), Hội nghị cấp cao ASEAN VII (1998), Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á-Âu lần V (2004), Hội nghị thượng đỉnh APEC 14 (2006). Hoa Kỳ dành cho Việt Nam quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (11/2006). Vào ngày 16/10/2007, Việt Nam đã được bầu làm 1 trong các thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.[8]

    Năm 2010, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đối ngoại nổi bật: Việt Nam đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN: Với chủ đề Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động, chủ trì thành công Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Đông Á, tổ chức thành công Hội thảo quốc tế Việt Nam – châu Phi lần thứ II. Năm 2012, Việt Nam tổ chức thành công Diễn đàn Việt Nam – Mỹ Latin về Thương mại và Đầu tư.

    Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các cường quốc khu vực và thế giới. Đến tháng 6/2013, các nước có quan hệ loại này với Việt Nam gồm 4 thành viên thường trực Liên Hiệp Quốc: Nga (2001), Anh (2010), Trung Quốc (2008) và Pháp (2013)[9]; 2 cường quốc Bắc Á là Hàn Quốc  Nhật Bản (2009); 1 cường quốc Nam Á  Ấn Độ (2007); 3 nước Đông Nam Á  Thái Lan, Indonesia  Singapore (2013); tại châu Âu, 2 đối tác chiến lược của Việt Nam là Đức (2011), Tây Ban Nha (2009), Ý (2013). Trong số này, mối quan hệ với Trung Quốc (2008), Nga (2012) và Ấn Độ (2016) đã được nâng lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện”. Ngoài ra, từ năm 2009, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ “đối tác toàn diện” với Australia[10][11]  Hoa Kỳ (2013).[12]

    Trả lời

Viết một bình luận