Chính sách hướng về châu á của nhật bản là như nào ạ ?
0 bình luận về “Chính sách hướng về châu á của nhật bản là như nào ạ ?”
– Với tiềm lực kinh tế, tài chính ngày càng lớn mạnh, từ nửa sau những năm 70 Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucuda (1977) và học thuyết Kaiphu(1991). Nội dung chủ yếu của các học thuyết này là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á bà tổ chức ASEAN
– Một ưu tiên nữa của chính sách đối ngoại Nhật Bản là cải thiện quan hệ với các nước khác ở Châu Á. Nước Nhật bình thường hóa quan hệ với Hàn Quốc năm 1965, và Thủ tướng Nhật là Takeo Fukuda đã đi một vòng Châu Á năm 1977. Trong bài nói chuyện tại thủ đô Manila của Philippines, Thủ tướng Nhật đã trình bày “học thuyết Fukuda”, nêu rõ mục tiêu của nước ông là tích cực tham gia việc ổn định hóa khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mục tiêu này cũng được các chính phủ kế tiếp theo đuổi, thí dụ năm 1979-1980, Thủ tướng Masayoshi Ohira đã lập một nhóm nghiên cứu nhằm tìm những cách hợp tác của các nước trong khu vực để đạt tới hòa bình và hợp tác kinh tế.
– Nỗ lực chủ yếu của chính sách đối ngoại Nhật Bản là phát triển quan hệ kinh tế nhiều quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc trở thành những nước chủ yếu nhận được viện trợ phát triển chính thức (ODA). Hai phần ba ODA của Nhật Bản dành cho các nước Châu Á, và về kinh tế, tầm quan trọng của các nước Đông Nam Á đã tăng thêm sau khi Hiệp ước Plaza được ký năm 1985. Với sự tăng giá đồng yên so với đồng đôla, Nhật Bản thấy cần phải di chuyển cơ sở sản xuất sang nước khác, và sự lựa chọn đầu tiên dĩ nhiên là các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á. Vì thế, các khoản đầu tư trực tiếp quy mô lớn của Nhật Bản được đổ vào các nước này trong những năm cuối 1980.
– Cho tới nay, các nước Đông Á và Đông Nam Á là nơi chủ yếu thu hút vốn đầu tư của Nhật Bản, nhưng điều đó không bảo đảm nước Nhật có một vai trò chính trị quan trọng ở khu vực. Động thái của Nhật Bản vẫn bị các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á ngờ vực, thí dụ như một số cuộc phản đối rầm rộ nổ ra ở Trung Quốc trong những năm 1980 chống lại sự hiện diện kinh tế ngày càng tăng của Nhật Bản mà nhiều người coi là cuộc xâm lược thứ hai. Nhật Bản phải cố gắng thuyết phục các láng giềng rằng mình có ý định đóng một vai trò tích cực trong khu vực, có lợi cho tất cả.
– Ngày 15/6/1992, Quốc hội Nhật Bản thông qua đạo luật về “Hợp tác trong các hoạt động gìn giữ hòa bình và các hoạt động khác của Liên hợp quốc”, đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại Nhật Bản. Nước này nhận thấy ngoài cải cách ra, cần phải gắn bó với Châu Á hơn nữa, và muốn đóng một vai trò hữu hiệu ở Châu Á, nước Nhật phải vứt bỏ hình ảnh mình chỉ là “cái đuôi” trong các chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực.
– Với hai học thuyết Miyadaoa (1/1993) và Hasimoto (1/1997) Nhật Bản chủ trương mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác đến phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển các mối quan hệ với các nước Đông Nam Á
– Với tiềm lực kinh tế, tài chính ngày càng lớn mạnh, từ nửa sau những năm 70 Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucuda (1977) và học thuyết Kaiphu(1991). Nội dung chủ yếu của các học thuyết này là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á bà tổ chức ASEAN
– Một ưu tiên nữa của chính sách đối ngoại Nhật Bản là cải thiện quan hệ với các nước khác ở Châu Á. Nước Nhật bình thường hóa quan hệ với Hàn Quốc năm 1965, và Thủ tướng Nhật là Takeo Fukuda đã đi một vòng Châu Á năm 1977. Trong bài nói chuyện tại thủ đô Manila của Philippines, Thủ tướng Nhật đã trình bày “học thuyết Fukuda”, nêu rõ mục tiêu của nước ông là tích cực tham gia việc ổn định hóa khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mục tiêu này cũng được các chính phủ kế tiếp theo đuổi, thí dụ năm 1979-1980, Thủ tướng Masayoshi Ohira đã lập một nhóm nghiên cứu nhằm tìm những cách hợp tác của các nước trong khu vực để đạt tới hòa bình và hợp tác kinh tế.
– Nỗ lực chủ yếu của chính sách đối ngoại Nhật Bản là phát triển quan hệ kinh tế nhiều quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc trở thành những nước chủ yếu nhận được viện trợ phát triển chính thức (ODA). Hai phần ba ODA của Nhật Bản dành cho các nước Châu Á, và về kinh tế, tầm quan trọng của các nước Đông Nam Á đã tăng thêm sau khi Hiệp ước Plaza được ký năm 1985. Với sự tăng giá đồng yên so với đồng đôla, Nhật Bản thấy cần phải di chuyển cơ sở sản xuất sang nước khác, và sự lựa chọn đầu tiên dĩ nhiên là các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á. Vì thế, các khoản đầu tư trực tiếp quy mô lớn của Nhật Bản được đổ vào các nước này trong những năm cuối 1980.
– Cho tới nay, các nước Đông Á và Đông Nam Á là nơi chủ yếu thu hút vốn đầu tư của Nhật Bản, nhưng điều đó không bảo đảm nước Nhật có một vai trò chính trị quan trọng ở khu vực. Động thái của Nhật Bản vẫn bị các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á ngờ vực, thí dụ như một số cuộc phản đối rầm rộ nổ ra ở Trung Quốc trong những năm 1980 chống lại sự hiện diện kinh tế ngày càng tăng của Nhật Bản mà nhiều người coi là cuộc xâm lược thứ hai. Nhật Bản phải cố gắng thuyết phục các láng giềng rằng mình có ý định đóng một vai trò tích cực trong khu vực, có lợi cho tất cả.
– Ngày 15/6/1992, Quốc hội Nhật Bản thông qua đạo luật về “Hợp tác trong các hoạt động gìn giữ hòa bình và các hoạt động khác của Liên hợp quốc”, đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại Nhật Bản. Nước này nhận thấy ngoài cải cách ra, cần phải gắn bó với Châu Á hơn nữa, và muốn đóng một vai trò hữu hiệu ở Châu Á, nước Nhật phải vứt bỏ hình ảnh mình chỉ là “cái đuôi” trong các chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực.
– Với hai học thuyết Miyadaoa (1/1993) và Hasimoto (1/1997) Nhật Bản chủ trương mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác đến phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển các mối quan hệ với các nước Đông Nam Á