chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp làm cho nền kinh tế ở nước ta ntn

chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp làm cho nền kinh tế ở nước ta ntn

0 bình luận về “chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp làm cho nền kinh tế ở nước ta ntn”

  1. Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)

    – Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát,….

    – Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

    – Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.

    – Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.

    – Tăng thu các loại thuế.

    => Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

    Bình luận
  2. Sự cướp bóc ráo riết của thực dân Pháp trong những năm chiến tranh đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế nước ta:

    – Công, thương nghiệp:

    + Pháp bỏ thêm vốn vào ngành khai mỏ. Một số công ti than mới xuất hiện như: công ti than Tuyên Quang (1915), Đông Triều (1916),…

    + Tư bản Pháp nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do, khiến cho công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển.

    + Các xí nghiệp của người Việt có từ trước chiến tranh đều được mở rộng phạm vi và quy mô, xuất hiện nhiều xí nghiệp mới.

    – Nông nghiệp:

    + Từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc,…

    + Nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn, hạn hán, đê vỡ, mất mùa,…

    Bình luận

Viết một bình luận