chính sách thương mại của pháp trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở việt nam

chính sách thương mại của pháp trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở việt nam

0 bình luận về “chính sách thương mại của pháp trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở việt nam”

  1. Thương nghiệp

    – Ngoại thương là một trong những hoạt động của Pháp sớm có mặt ở Việt Nam. Ngay sau những đợt tấn công quân sự đầu tiên, năm 1860, Pháp tuyên bố mở cửa biển cho tàu buôn Pháp tự do vào Sài Gòn, chấm dứt thởi kỳ thực hiện chính sách “bế quan toả cảng” của triều đình nhà Nguyễn. Tiếp theo đó là mở cửa biển Đà Năng (năm 1862), Quảng Yên, Hải Phòng năm 1885. Trong những năm đầu, ngoài Pháp, đã có tàu buôn của nhiều nước như: Trung Quốc, Anh, Hà Lan… đến mua bán trên thị trường Việt Nam và cạnh tranh với người Pháp.
       Từ năm 1887, Pháp thi hành chính sách “Đồng hóa thuế quan”, quy định hàng của các công ty Pháp nhập khẩu vào Việt Nam được miễn thuế (vì coi Việt Nam như là lãnh thổ của Pháp), hàng của các nước khác nhập vào phải nộp thuế từ 25% đến 130% giá trị hàng hóa tùy theo từng loại. Từ đó, hàng nhập khẩu của Pháp dần dần chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam. Tỷ lệ hàng của Pháp trong tồng số hàng nhập khẩu tăng lên rõrệt, từ 37% năm 1894 lên 50% năm 1898, và lên tới 62% vào các năm 1929-1930.
        Cán cân thương mại của Việt Nam thởi Pháp thưởng xuất siêu. Trong 50 năm (1890-1939) chỉ có 9 năm nhập siêu, còn 41 năm xuất siêu.

    Bình luận

Viết một bình luận