Cho 1,16g muối cacbonat của kim loại R tác dụng hết với HNO3, thu được 0,448 lit hỗn hợp G gồm 2 khí có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 22,5. Xác định công thức muối (biết thể tích các khí đo ở đktc).
GIÚP MÌNH VỚI GẤP LẮM
Cho 1,16g muối cacbonat của kim loại R tác dụng hết với HNO3, thu được 0,448 lit hỗn hợp G gồm 2 khí có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 22,5. Xác định công thức muối (biết thể tích các khí đo ở đktc).
GIÚP MÌNH VỚI GẤP LẮM
$\overline{M}_{\text{khí}}=22,5.2=45$
$G$ gồm $CO_2$ và một sản phẩm khử của $HNO_3$
$M_{CO_2}=44<45$ nên spk còn lại là $NO_2$ ($M=46>45$)
$n_G=\dfrac{0,448}{22,4}=0,02(mol)$
Ta có: $\dfrac{44+46}{2}=45\to n_{CO_2}=n_{NO_2}=0,01(mol)$
Không tồn tại muối cacbonat KL hoá trị 3 nên $R$ có số oxi hoá $+1$ hoặc $+2$ trong muối cacbonat
$\to$ muối có dạng $R_xCO_3$ ($x\in\{2;1\}$)
$\to n_{R_xCO_3}=n_{CO_2}=0,01(mol)=n_{NO_2}$
$\to 1R_xCO_3$ nhường $1e$
$\to x=1$, muối là $RCO_3$ ($0,01$ mol)
$\to M=\dfrac{1,16}{0,01}=116$
$\to M_R=116-60=56(Fe)$
Vậy muối là $FeCO_3$
Đáp án:
\(FeCO_3\)
Giải thích các bước giải:
Gọi công thức của muối có dạng \(R_2(CO_3)_n\) và \(m \)là hóa trị cao nhất của \(R\).
Hỗn hợp \(G\) gồm 2 khí trong đó chắc chắn một khí là \(CO_2\)
Ta có:
\({M_G} = 22,5{M_{{H_2}}} = 22,5.2 = 45 > {M_{C{O_2}}} = 44\)
Vậy khí còn lại có phân tử khối lớn hơn 45 và thỏa mãn là \(NO_2\)
Áp dụng quy tắc đường chéo:
\(\begin{array}{*{20}{c}}
{C{O_2}(44)}&{}&1 \\
{}&{G(45)}&{} \\
{N{O_2}(46)}&{}&1
\end{array} \to \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{N{O_2}}}}} = \frac{1}{1}\)
\( \to {n_{C{O_2}}} = {n_{N{O_2}}} = 0,01{\text{ mol}}\)
Phản ứng xảy ra:
\({R_2}{(C{O_3})_n} + (4m – 2n)HN{O_3}\xrightarrow{{}}2R{(N{O_3})_m} + nC{O_2} + (2m – 2n)N{O_2} + (2m – n){H_2}O\)
\( \to n = 2m – 2n \to 2m = 3n \to n:m = 2:3\)
Thỏa mãn \(n=2;m=3\)
Vậy muối là \(RCO_3\)
\( \to {n_{RC{O_3}}} = {n_{C{O_2}}} = 0,01{\text{ mol}}\)
\( \to {M_{RC{O_3}}} = {M_R} + 12 + 16.3 = \frac{{1,16}}{{0,01}} = 116 \to {M_R} = 56\)
\( \to R:Fe\)
Vậy muối là \(FeCO_3\)