Cho 12,9 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại mg và Al vào trong bình đựng khí Clo, nung nóng. sau 1 thời gian ngừng phản ứng thu được 41,3 gam hỗn hợp chất r

By Lydia

Cho 12,9 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại mg và Al vào trong bình đựng khí Clo, nung nóng. sau 1 thời gian ngừng phản ứng thu được 41,3 gam hỗn hợp chất rắn B. Cho toàn bộ chất rắn B tan vào trong 500ml dung dịch HCl 1,2M thu được dung dịch C và V lít khí H2 (đktc). Dẫn V lít khí H2 này qua ống đựng 20 gam CuO nung nóng. sau 1 thời gian thu được hỗn hợp chất rắn nặng 16,8 gam. Biết chỉ có 80% H2 phản ứng.
1. Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
2. Tính nồng độ `C_{M}` các chất trong dung dịch C (giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).

0 bình luận về “Cho 12,9 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại mg và Al vào trong bình đựng khí Clo, nung nóng. sau 1 thời gian ngừng phản ứng thu được 41,3 gam hỗn hợp chất r”

  1. Đáp án:

    Bạn tham khảo lời giải ở dưới nhé!!!

    Giải thích các bước giải:

    Bảo toàn khối lượng ta có:

    \(\begin{array}{l}
    {m_A} + {m_{C{l_2}}} = {m_B}\\
     \to {m_{C{l_2}}} = {m_B} – {m_A} = 41,3 – 12,9 = 28,4g\\
     \to {n_{C{l_2}}} = 0,4mol
    \end{array}\)

    Mặt khác,

    \(CuO + {H_2} \to Cu + {H_2}O\)

    \(\begin{array}{l}
    {m_{CuO}} = {m_{rắn}} + {m_O}(oxit)\\
     \to {m_O}(oxit) = {m_{CuO}} – {m_{rắn}} = 20 – 16,8 = 3,2g\\
     \to {n_O}(oxit) = 0,2mol
    \end{array}\)

    Ta có theo phương trình:

    \({n_{{H_2}}} = {n_{{H_2}O}} = {n_O}(o) = 0,2mol\)

    Theo đề ta có 80% khí \({H_2}\) phản ứng suy ra lượng khí \({H_2}\) còn lại trong V lít khí:

    \( \to {n_{{H_2}}} = \dfrac{{0,2 \times 100}}{{80}} = 0,25mol\)

    \(\begin{array}{l}
    Mg + C{l_2} \to MgC{l_2}\\
    2Al + 3C{l_2} \to 2AlC{l_3}\\
    Mg + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2}\\
    2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2}
    \end{array}\)

    Gọi x và y là số mol của Mg và Al trong phản ứng với khí \(C{l_2}\)

    Gọi a và b là số mol của Mg và Al trong phản ứng với dung dịch HCl

    \(\begin{array}{l}
     \to x + 1,5y = 0,4\\
     \to a + 1,5b = 0,25
    \end{array}\)

    \( \to (a + x) + 1,5(b + y) = 0,65\)

    Mặt khác, ta có: (a+x)mol là số mol của Mg và (b+y)mol là số mol của Al trong hỗn hợp ban đầu 12,9g

    \( \to 24(a + x) + 27(b + y) = 12,9\)

    Giải hệ phương trình ta có:

    \(\begin{array}{l}
    \left\{ \begin{array}{l}
    24(a + x) + 27(b + y) = 12,9\\
    (a + x) + 1,5(b + y) = 0,65
    \end{array} \right.\\
     \to {n_{Mg}} = 0,2 \to {n_{Al}} = 0,3\\
     \to \% {m_{Mg}} = \dfrac{{0,2 \times 24}}{{12,9}} \times 100\%  = 37,21\% \\
     \to \% {m_{Al}} = 62,79\% 
    \end{array}\)

    \(\begin{array}{l}
    {n_{HCl}} = 0,5 \times 1,2 = 0,6mol\\
    {n_{HCl}}phản ứng= 2{n_{{H_2}}} = 0,5mol\\
     \to {n_{HCl}}dư= 0,6 – 0,5 = 0,1mol
    \end{array}\)

    Vậy dung dịch C gồm HCl dư \(MgC{l_2},AlC{l_3}\)

    \(\begin{array}{l}
     \to {n_{HCl}}dư= 0,6 – 0,5 = 0,1mol\\
     \to {n_{MgC{l_2}}} = {n_{Mg}} = 0,2mol\\
     \to {n_{AlC{l_3}}} = {n_{Al}} = 0,3mol\\
     \to C{M_{HCl}}dư= \dfrac{{0,1}}{{0,5}} = 0,2M\\
     \to C{M_{MgC{l_2}}} = \dfrac{{0,2}}{{0,5}} = 0,4M\\
     \to C{M_{AlC{l_3}}} = \dfrac{{0,3}}{{0,5}} = 0,6M
    \end{array}\)

    Trả lời

Viết một bình luận