Cho 13,4 g hỗn hợp A gồm Fe ,Al, Mg phản ứng hết với dung dịch HCl thu được 11,2 lít khí H2. Mặt khác cho 1,2 mol hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với 17,92

Cho 13,4 g hỗn hợp A gồm Fe ,Al, Mg phản ứng hết với dung dịch HCl thu được 11,2 lít khí H2. Mặt khác cho 1,2 mol hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với 17,92 lít O2 thu được chất rắn B gồm oxit sắt từ nhôm oxit và Magie oxit. Các khí đo ở đktc
1. Viết phương trình hóa học xảy ra.
2. Tính thành phần % khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp A

0 bình luận về “Cho 13,4 g hỗn hợp A gồm Fe ,Al, Mg phản ứng hết với dung dịch HCl thu được 11,2 lít khí H2. Mặt khác cho 1,2 mol hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với 17,92”

  1. 1.  

    $Fe+ 2HCl \rightarrow FeCl_2+ H_2$ 

    $2Al+ 6HCl \rightarrow 2AlCl_3+ 3H_2$ 

    $Mg+ 2HCl \rightarrow MgCl_2+ H_2$

    $3Fe+ 2O_2 \buildrel{{t^o}}\over\longrightarrow Fe_3O_4$ 

    $4Al+ 3O_2 \buildrel{{t^o}}\over\longrightarrow 2Al_2O_3$ 

    $2Mg+ O_2 \buildrel{{t^o}}\over\longrightarrow 2MgO$    

    2. 

    Gọi a, b, c là mol mỗi kim loại trong 13,4g A 

    => $56a+ 27b+ 24c= 13,4   $      (1) 

    $n_{H_2}= 0,5 mol$

    => $a+ 1,5b+ c= 0,5$                    (2) 

    Trong 1,2 mol A có ka, kb, kc mol mỗi kim loại 

    => $k(a+b+c)= 1,2$                     (*) 

    $n_{O_2}= 0,8 mol$

    =>$k(\frac{2a}{3}+ 0,75b+ 0,5c)=0,8$(**) 

    (*)(**) =>$ k= \frac{1,2}{a+b+c}= \frac{0,8}{\frac{2a}{3} + 0,75b+ 0,5c}$

    $\Leftrightarrow 0,8(a+b+c)= 1,2(\frac{2a}{3} + 0,75b+ 0,5c)$ 

    $\Leftrightarrow 0,1b-0,2c= 0$    (3) 

    (1)(2)(3) => $a=0,1; b= 0,2; c= 0,1$ 

    $\%_{Fe}= \frac{0,1.56.100}{13,4}= 41,79\%$ 

    $\%_{Al}= \frac{0,2.27.100}{13,4}= 40,3\%$ 

    $\%_{Mg}= 17,91\%$

    Bình luận

Viết một bình luận