cho 15 gam hỗn hợp A gồm Mg, al tác dụng với khí clo thu được 36,3 gam hỗn hợp rắn B. Cho toàn bộ B tan hết trong dung dịch hcl thu được dung dịch C v

By Charlie

cho 15 gam hỗn hợp A gồm Mg, al tác dụng với khí clo thu được 36,3 gam hỗn hợp rắn B. Cho toàn bộ B tan hết trong dung dịch hcl thu được dung dịch C và khí h2. Dẫn lượng h2 này qua ống đựng 30 gam cuo nung nóng thì sau một thời gian thu được chất rắn nặng 25,2 gam, biết rằng chỉ có 75% lượng h2 phản ứng. Viết phương trình hóa học xảy ra và tính số mol mỗi kim loại có trong hỗn hợp A

0 bình luận về “cho 15 gam hỗn hợp A gồm Mg, al tác dụng với khí clo thu được 36,3 gam hỗn hợp rắn B. Cho toàn bộ B tan hết trong dung dịch hcl thu được dung dịch C v”

  1. Đáp án:

    $n_{Mg\ ban\ đầu}=0,4;\ .n_{Al\ ban\ đầu}=0,2$

    Giải thích các bước giải:

     Cho chất rắn A tác dụng với khí Clo, ta có PTHH

    $Mg+Cl_2\xrightarrow{t^o}MgCl_2(1)\\2Al+3Cl_2\xrightarrow{t^o}2AlCl_3(2)$

    BTKL: $m_{Cl_2\ pư}=m_B-m_A ⇒n_{Cl_2}=0,3 mol$

    Do hỗn hợp sau phản ứng có khả năng phản ứng với HCl nên kim loại còn dư. 

    Các phản ứng có thể xảy ra khi cho B tác dụng với HCl

    $Mg+2HCl\to MgCl_2+H_2(3)\\2Al+6HCl\to 2AlCl_3+3H_2(4)$

    Cho khí $H_2$ tác dụng với CuO, ta có: 

    $H_2+CuO\xrightarrow{t^o}Cu+H_2O$

    BTKL, ta có: 

    $m_{CuO}-m_{chất\ rắn}=m_{H_2O}-m_{H_2}$

    Mà : $n_{H_2O}=n_{H_2} ⇒ 30-25,2 = 16.n_{H_2} ⇒n_{H_2}=0,3\ mol$

    $⇒n_{H_2}$ sinh ra khi cho B tác dụng với HCl là: 

    $0,3.\dfrac{100}{75}=0,4\ mol$

    Từ các PTHH, ta luôn thấy:

    $n_{Cl_2}=n_{Mg(1)}+1,5.n_{Al(2)}$

    $n_{H_2\ sinh\ ra}=n_{Mg(3)}+1,5.n_{Al(4)}$

    $⇒n_{Mg\ ban\ đầu}+1,5.n_{Al\ ban\ đầu}=n_{Cl_2}+n_{H_2}=0,7\ mol$

    Theo đề bài:

    $m_{Mg}+m_{Al}=15 ⇒24.n_{Mg\ ban\ đầu}+27.n_{Al\ ban\ đầu}=15$

    Giải hệ pt ⇒ $n_{Mg\ ban\ đầu}=0,4;\ .n_{Al\ ban\ đầu}=0,2$

    Trả lời

Viết một bình luận