Cho 2 câu thơ sau: “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” (Trong tù không rượu cũng không hoa,

By Allison

Cho 2 câu thơ sau:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
(Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;)
Chỉ ra câu phủ định, câu nghi vấn và nêu tác dụng.
Cho 2 câu thơ sau:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.)
Chỉ ra cặp từ đồng nghĩa và nêu tác dụng.

0 bình luận về “Cho 2 câu thơ sau: “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” (Trong tù không rượu cũng không hoa,”

  1. `a)` Câu phủ định: ”  Ngục trung vô tửu diệc vô hoa “

    `->` Cách nói khoa trương nhưng thực chất là nhấn mạnh cái không bao giờ có đối với người tù trong hoàn cảnh ấy.

    – Câu nghi vấn ” Đối thử lương tiêu nại nhược hà ? “

    `->` Tâm hồn lãng mạn kết hợp chất thi sĩ đã bị rung động trước cảnh đêm trăng đầy quyến rũ và thơ mông.

    `b)` Cặp từ đồng nghĩa: ” hướng – khán “

    `->` Hai hành động ” ngắm – nhòm ” đều có nghĩa tương đương nhau, để cho ta biết hai người bạn tri kỉ đã tự chủ động tìm đến nhau trong hoàn cảnh tăm tối nhất.

    Trả lời
  2.   a, 

      Câu phủ định : ” Ngục trung vô tửu diệc vô hoa ” 

    ⇒ Tác dụng : nhấn mạnh sự thiếu thốn trong cảnh lao tù 

      Câu nghi vấn : ” Đối thử lương tiêu lại nhược hà ? “

    ⇒ Tác dụng : Thể hiện tâm trạng xốn xang , bối rối , sự rung động trước cảnh đẹp đêm trăng 

    b,

      Cặp từ đồng nghĩa : ” hướng ” – ” khán “

    ⇒ Tác dụng : Vì người yêu trăng , trăng yêu người nên cả hai đã cùng chủ động tìm đến nhau , giao hòa cùng nhau như đôi bạn tri kỉ 

    Trả lời

Viết một bình luận