Cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào 900ml dung dịch NaOH 0,5M. Nếu cho quì tím vào dung dịch sau phản ứng thì quì tím chuyển sang: * A. Màu xanh. B. Không

Cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào 900ml dung dịch NaOH 0,5M. Nếu cho quì tím vào dung dịch sau phản ứng thì quì tím chuyển sang: *
A. Màu xanh.
B. Không đổi màu.
C. Màu đỏ.
D. Màu vàng nhạt.
Có 3 lọ đựng 3 hóa chất: Cu(OH)2, BaCl2, KHCO3 để nhận biết 3 lọ trên cần dùng hóa chất nào *
A. NaCl.
B. NaOH.
C. H2SO4.
D. CaCl2
Để làm sạch một mẫu kim loại đồng có lẫn sắt và kẽm kim loại, có thể ngâm mẫu đồng này vào dung dịch: *
A. FeCl2 dư .
B. ZnCl2 dư.
C. CuCl2 dư.
D. AlCl3 dư.
Dãy gồm các nguyên tố phi kim là *
A. C, S, O, Fe.
B. Cl, C, P, S.
C. P, S, Si, Ca.
D. K, N, P, Si.
: Nước clo có tính tẩy màu vì *
A. clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu.
B. clo hấp phụ được màu.
C. clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu.
D. khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học.

0 bình luận về “Cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào 900ml dung dịch NaOH 0,5M. Nếu cho quì tím vào dung dịch sau phản ứng thì quì tím chuyển sang: * A. Màu xanh. B. Không”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào 900ml dung dịch NaOH 0,5M. Nếu cho quì tím vào dung dịch sau phản ứng thì quì tím chuyển sang: *

    A. Màu xanh.

    B. Không đổi màu.

    C. Màu đỏ.

    D. Màu vàng nhạt.

    Giải:  `PTHH:` `HCl + NaOH -> NaCl + H_2O`

    `n_{HCl}=0,3.1=0,3(mol)`

    `n_{NaOH}=0,5.0,9=0,45(mol)`

    Ta có tỷ lệ:

    `n_{HCl}(=(0,3)/1) < n_{NaOH}(=(0,45)/1)`

    `=> HCl` hết; `NaOH` dư

    `=>` dung dịch sau phản ứng gồm `NaCl; NaOH dư`

    Do `NaCl` ko làm quỳ đổi màu; `NaOH` làm quỳ đổi sang màu xanh vì `NaOH` là bazo

    nên dung dịch sau pứ làm quỳ hóa xanh

    `=> Chọn A`

    Có 3 lọ đựng 3 hóa chất: Cu(OH)2, BaCl2, KHCO3 để nhận biết 3 lọ trên cần dùng hóa chất nào *

    A. NaCl.

    B. NaOH.

    C. H2SO4.

    D. CaCl2

    Giải: Trích mẫu thử và đánh stt

    Cho dd `H_2SO_4` lần lượt vào các mẫu thử

       +mẫu thử tạo kết tủa trắng là `BaCl_2`

                   `BaCl_2 + H_2SO_4 -> BaSO_4 + 2HCl`

       +mẫu thử có khí ko màu thoát ra là `KHCO_3`

                   `2KHCO_3 + H_2SO_4 -> K_2SO_4 + 2CO_2 + 2H_2O`

       +mẫu thử tạo dung dịch có màu xanh là: `Cu(OH)_2`

                   `Cu(OH)_2 + H_2SO_4 -> CuSO_4 + 2H_2O`

    Để làm sạch một mẫu kim loại đồng có lẫn sắt và kẽm kim loại, có thể ngâm mẫu đồng này vào dung dịch: *

    A. FeCl2 dư .

    B. ZnCl2 dư.

    C. CuCl2 dư.

    D. AlCl3 dư.

    Giải: Trong dãy HĐHH của kim loại thì `Cu` đứng sau `Zn` và `Fe` nên ta có: 

            `CuCl_2 + Zn -> ZnCl_2 + Cu`

            `CuCl_2 + Fe -> FeCl_2 + Cu`

    Dãy gồm các nguyên tố phi kim là *

    A. C, S, O, Fe.

    B. Cl, C, P, S.

    C. P, S, Si, Ca.

    D. K, N, P, Si. 

    Giải: 

      A: `Fe` là kim loại `->` loại

      C: `Ca` là kim loại `->` loại

      D: `K` là kim loại `->` loại

    `=>Chọn B`

    Nước clo có tính tẩy màu vì *

    A. clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu.

    B. clo hấp phụ được màu.

    C. clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu.

    D. khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học.

    #Chúc bạn học tốt~

    Bình luận
  2. Câu 1: $A$

    $NaOH+HCl\to NaCl+H_2O$

    $n_{NaOH}=0,9.0,5=0,45(mol)$

    $n_{HCl}=0,3(mol)<0,45$

    $\to NaOH$ dư

    $\to$ quỳ tím hoá xanh 

    Câu 2: $C$

    * Khi nhỏ $H_2SO_4$ vào:

    $Cu(OH)_2$ tan trong $H_2SO_4$ tạo dd màu xanh lam.

    $BaCl_2$ có kết tủa màu trắng xuất hiện.

    $KHCO_3$ có khí không màu bay ra.

    Câu 3: $C$

    $Fe, Zn$ tan trong $CuCl_2$. Phản ứng sinh ra $Cu$ nên sau khi phản ứng kết thúc chỉ thu được chất rắn là $Cu$.

    Câu 4: $B$

    Loại $Fe, Ca, K$ là các kim loại.

    Câu 5: $C$

    $HClO$ là một axit yếu nhưng có tính oxi hoá mạnh do có $\mathop{Cl}\limits^{+1}$ có tính oxi hoá mạnh.

    Bình luận

Viết một bình luận