Cho 6,06 gam hỗn hợp chất rắn A gồm 1 kim loại kiềm M và 1 kim loại R (có hóa trị III) vào nước dư thấy hỗn hợp chất rắn tan hoàn toàn, tạo ra dung dị

Cho 6,06 gam hỗn hợp chất rắn A gồm 1 kim loại kiềm M và 1 kim loại R (có hóa trị III) vào nước dư thấy hỗn hợp chất rắn tan hoàn toàn, tạo ra dung dịch B và 3,808 lít khí (ở đktc). Chia dung dịch B thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Đem cô cạn thu được 4,48 gam chất rắn khan.
Phần 2: Thêm V lít dung dịch HCl 0,1M thấy xuất hiện 0,78 gam kết tủa.
a) Xác định 2 kim loại trong hỗn hợp A. Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong A.
b) Tính giá trị V.

0 bình luận về “Cho 6,06 gam hỗn hợp chất rắn A gồm 1 kim loại kiềm M và 1 kim loại R (có hóa trị III) vào nước dư thấy hỗn hợp chất rắn tan hoàn toàn, tạo ra dung dị”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    $a/$
    Gọi $n_M = a(mol) ; n_R = b(mol)$
    $2M + 2H_2O → 2MOH + H_2$
    $2R + 2MOH + 2H_2O → 2RMO_2 + 3H_2$
    Ta có : $n_{_2} = \frac{1}{2}n_M + \frac{3}{2}n_R$
    $⇒ 0,5a + 1,5b = \frac{3,808}{22,4} = 0,17(1)$
    có : $M.a + R.b = m_X = 6,06$
    Dung dịch A gồm :
    $MOH : a – b (mol)$(có thể dư)
    $MRO_2 : b(mol)$
    $⇒ m_A = (a-b).(M + 17) + (M + R + 32).b = 4,48.2(gam)$
    $⇔ Ma + 17a – Mb – 17b + Mb + Rb + 32b = 8,96$
    $⇔ (Ma + Rb) + 17a + 15b = 8,96$
    $⇔ 17a + 15b = 8,96 – 6,06 = 2,9(2)$
    Từ (1) và (2) suy ra $a =  0,1 ; b = 0,08$
    $⇒ 0,1M + 0,08R = 6,06$
    Với $R = 27$ , $M = 39$ thỏa mãn phương trình.
    $⇒\%m_{Al} = \frac{0,08.27}{6,06}.100\% = 35,64\%$
    $⇒ \%m_K = \frac{0,1.39}{6,06}.100\% = 64,35\%$
    $b/$
    Mỗi phần của dung dịch A chứa :
    $KOH : (a – b).0,5 = 0,01(mol)$
    $KAlO_2 : 0,5b = 0,04(mol)$
    có : $n_{Al(OH)_3} = \frac{0,78}{78} = 0,01(mol)$
    Trường hợp 1 : $KAlO_2$ dư
    $KOH + HCl → KCl + H_2O$
    $KAlO_2 + HCl + H_2O → Al(OH)_3 + KCl$
    $⇒ n_{HCl} = n_{KOH} + n_{Al(OH)_3} = 0,01 + 0,01 = 0,02(mol)$
    $⇒ V_{HCl} = \frac{0,02}{0,1} = 0,2(lít)$
    Trường hợp 2 : $Al(OH)_3$ bị hòa tan một phần
    $KOH + HCl → KCl + H_2O$
    $KAlO_2 + HCl + H_2O → Al(OH)_3 + KCl$(I)
    có : $n_{Al(OH)_3(I)} = n_{KAlO_2} = 0,04(mol)$
    $Al(OH)_3 + 3HCl → AlCl_3 + 3H_2O$(II)
    $⇒ n_{Al(OH)_3(II)} = n_{Al(OH)_3(I)} – n_{Al(OH)_3} = 0,04 – 0,01 = 0,03(mol)$
    Ta có :
    $n_{HCl} = n_{KOH} + n_{KAlO_2} + 3n_{Al(OH)_3(II)} = 0,01 + 0,04 + 0,03.3$
    $= 0,14(mol)$
    $⇒ V_{HCl} = \frac{0,14}{0,1} = 1,4(lít)$

    Bình luận
  2. a, 

    Gọi x, y là mol M, R trong 6,06g.

    $\Rightarrow Mx+Ry=6,06$   (*)

    $n_{H_2}=0,17 mol$

    $2M+2H_2O\to 2MOH+H_2$

    $2R+2MOH+2H_2O\to 2MRO_2+3H_2$

    $\Rightarrow 0,5x+1,5y=0,17$      (1)

    B gồm $MRO_2$ (y mol), $MOH$ (x-y mol)

    Mỗi phần có 0,5y mol $MRO_2$ và 0,5x-0,5y mol $MOH$

    $m_{\text{rắn}}= 4,48g$

    $\Rightarrow 0,5y(M+R+32)+(0,5x-0,5y)(M+17)=4,48$

    $\Leftrightarrow 0,5My+0,5Ry+16y+0,5Mx-0,5My+8,5x-8,5y=4,48$ 

    $\Leftrightarrow 0,5(Mx+Ry)+8,5x+7,5y=4,48$ 

    $\Leftrightarrow 8,5x+7,5y=1,45$    (2)

    (1)(2)$\Rightarrow x=0,1; y=0,08$ 

    Thay vào (*): $0,1M+0,08R=6,06$

    $\Leftrightarrow M+0,8R=60,6$

    $\Rightarrow M=39(K), R=27(Al)$

    $\%K=\frac{0,1.39.100}{6,06}=64,4\%$

    $\%Al=35,6\%$

    b,

    P2: 0,04 mol $KAlO_2$, 0,01 mol $KOH$

    $KOH+HCl\to KCl+H_2O$   (1)

    $\Rightarrow n_{HCl(1)}= 0,01 mol$

    $n_{Al(OH)_3}=0,01 mol$

    – TH1: kết tủa không tan

    $KAlO_2+HCl+H_2O\to KCl+Al(OH)_3$

    $\Rightarrow n_{HCl}=0,01 mol$

    $V=\frac{0,01+0,01}{0,1}=0,2l$

    – TH2: kết tủa tan một phần.

    $KAlO_2+HCl+H_2O\to Al(OH)_3+KCl$(2)

    $\Rightarrow n_{HCl(2)}= n_{Al(OH)_3(2)}= 0,04 mol$

    $Al(OH)_3+3HCl\to AlCl_3+3H_2O$  (3)

    $\Rightarrow n_{Al(OH)_3(3)}= 0,04-0,01=0,03 mol$

    $n_{HCl(3)}=0,03.3=0,09 mol$

    $\Rightarrow V=\frac{0,01+0,04+0,09}{0,1}=1,4l$

    Bình luận

Viết một bình luận