Cho ΔABC cân có AB=AC=5cm, BC=8cm. Kẻ AH⊥ BC a) CM: HB=HC b) Tính độ dài AH c) Kẻ HD vuông góc với AB, kẻ HE⊥ AC Chứng minh ΔHDE cân d) So sánh HD và

Cho ΔABC cân có AB=AC=5cm, BC=8cm. Kẻ AH⊥ BC
a) CM: HB=HC
b) Tính độ dài AH
c) Kẻ HD vuông góc với AB, kẻ HE⊥ AC
Chứng minh ΔHDE cân
d) So sánh HD và HC

0 bình luận về “Cho ΔABC cân có AB=AC=5cm, BC=8cm. Kẻ AH⊥ BC a) CM: HB=HC b) Tính độ dài AH c) Kẻ HD vuông góc với AB, kẻ HE⊥ AC Chứng minh ΔHDE cân d) So sánh HD và”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    a) Xét tam giác ABH và tam giác ACH có:

    Góc AHC = góc AHB = 90o

    AB = AC

    Vì AB = AC ⇒ tam giác ABC cân tại A ⇒ Góc B = góc C

    Vậy tam giác ABH = tam giác ACH

    ⇒ HB = HC = 8 : 2 = 4 cm

    b) HA2 + HB2 = AB2

    HA2 = AB2 – HB2

            = 52  – 42 = 9

    ⇒ AH = √9=3cm

    c) Xét tam giác DBH và tam giác ECH có:

    BH = CH (chứng minh ở câu a)

    Góc D = góc E = 90o

    Góc B = góc C

    Vậy tam giác DBH = tam giác ECH (c,huyền – g.nhọn)

    ⇒ HD = HE (2 cạnh tương ứng)

    ⇒ Tam giác HDE cân (tại H)

    d) Vì tam giác DHB vuông tại D nên:

    BH là cạnh lớn nhất (c.huyền)

    ⇒ BH > DH mà BH = CH

    ⇒ CH > DH

    Bình luận
  2. Đáp án:

    $\\$

    `a,`

    Xét `ΔAHB` và `ΔAHC` có :

    `hat{AHB} = hat{AHC} = 90^o`

    `AH` chung

    `AB = AC` (Do `ΔABC` cân tại `A`)

    `-> ΔAHB = ΔAHC` (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

    `-> HB = HC` (2 cạnh tương ứng)

    $\\$

    $\\$

    `b,`

    Có : `HB = HC` (chứng minh trên)

    `-> H` là trung điểm của `BC`

    `-> BH = 1/2 BC = 1/2 . 8`

    `-> BH = 4cm`

    Xét `ΔAHB` vuông tại `H` có :

    `AH^2 + BH^2 = AB^2` (Pitago)

    `-> AH^2 = AB^2 – BH^2`

    `-> AH^2 = 5^2 – 4^2`

    `-> AH^2 = 3^2`

    `-> AH = 3cm`

    $\\$

    $\\$

    $c,$

    Do `ΔABC` cân tại `A`

    `-> hat{B} = hat{C}`

    Xét `ΔBDH` và `ΔCEH` có :

    `hat{BDH} = hat{CEH} = 90^o`

    `BH = CH` (chứng minh trên)

    `hat{B} = hat{C}` (chứng minh trên)

    `-> ΔBDH = ΔCEH` (cạnh huyền – góc nhọn)

    `-> DH = EH` (2 cạnh tương ứng)

    `-> ΔHDE` cân tại `H`

    $\\$

    $\\$

    $d,$

    Xét `ΔHEC` có :

    `hat{HEC} = 90^o`

    Áp dụng quan hệ giữa góc và cạnh đối diện có :

    `HC` là cạnh lớn nhất

    `-> HC > HE`

    mà `HD = HE` (chứng minh trên)

    `-> HD < HC`

     

    Bình luận

Viết một bình luận