Cho ΔABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc với BC. Chứng minh ΔAHB= ΔAHC (giải bằng 2 cách) a) HB=HC và góc BHA= góc CHA b) Kẻ HE⊥ AB,HF⊥ AC. Chứng minh:

Cho ΔABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc với BC. Chứng minh ΔAHB= ΔAHC (giải bằng 2 cách)
a) HB=HC và góc BHA= góc CHA
b) Kẻ HE⊥ AB,HF⊥ AC. Chứng minh: ΔAEF cân
Tớ đang cần gấp, (những ai trả lời được 5 sao 30 điểm)

0 bình luận về “Cho ΔABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc với BC. Chứng minh ΔAHB= ΔAHC (giải bằng 2 cách) a) HB=HC và góc BHA= góc CHA b) Kẻ HE⊥ AB,HF⊥ AC. Chứng minh:”

  1. a, Xét Δ vuông AHB và Δ vuông AHC có :

    AH chung

    AB=AC ( Δ ABC cân )

    => Δ vuông AHB = Δ vuông AHC ( cạnh huyền- cạnh góc vuông )

    => góc BHA = góc CHA = 90 độ ( 2 góc tương ứng )

    b, Vì Δ AHB = Δ AHC (cmt ) 

       nên HB=HC ( 2 cạnh tương ứng )

    => AH là đường trung tuyến của Δ ABC 

    mà AH cũng là đường cao của Δ ABC 

    => AH là đường phân giác của Δ ABC ( tính chất đường phân giác trong Δ )

    => góc EAH = góc FAH 

    Xét Δ vuông EAH và Δ vuông FAH có :

    AH chung 

    góc EAH = góc FAH  ( cmt )

    => Δ vuông EAH = Δ vuông FAH ( cạnh huyền – góc nhọn ) 

    => AE=AF ( 2 cạnh tương ứng )

    Gọi O là giao điểm của AH và EF 

    Xét Δ EAO và Δ FAO có :

    AO chung 

    AE=AF

    góc EAO = góc FAO (A,O,H thẳng hàng )

    =>Δ EAO = Δ FAO ( c.g.c)

    => góc AEO = góc FAO ( 2 góc tương ứng )

    Mà AE=AF (cmt)

    => Δ AEF cân tại A ( tính chất Δ cân )

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     GT: 

         +   ΔABC cân tại A;

         +   AH vuông góc BC;

         +   HE vuông góc AB, HF vuông góc AC

    KL: 

         +   HB = HC, ΔAHB = ΔAHC;

         +   a) HB = HC;

         +   b) ΔAEF cân

    BÀI LÀM:

    * CM ΔAHB = ΔAHC [Cách 1]:

    Xét ΔAHB và ΔAHC, ta có:

    – AB = AC (gt)

    – AH cạnh chung

    => ΔAHB = ΔAHC (ch-cgv)

    * CM ΔAHB = ΔAHC [Cách 2]:

    Xét ΔAHB và ΔAHC, ta có:

    – AB = AC (gt)

    – Góc B = Góc C (gt)

    => ΔAHB = ΔBHC (ch-gn)

    a) – Vì hai tam giác AHB và AHC bằng nhau nên:

           => HB = HC (Hai cạnh tương ứng)

         – Mà góc BHA + CHA = 180° (Kề bù; ΔAHB = ΔAHC(cmt))

           => Góc BHA = Góc CHA = 180/2 = 90°

    b) Xét ΔAEH và ΔAFH, ta có:

         – Góc AEH = Góc AFH = 90°

         – Góc EAH = Góc FAH (ΔAHB = ΔAHC; Hai góc tương ứng)

         – AH chung

        => ΔAEH = ΔAFH (ch-gn)

        => AE = AF (Hai cạnh tương ứng)

        Vậy: ΔAEF là tam giác cân tại A.

    Bình luận

Viết một bình luận