Cho ΔABC cân tại A. Trên tia đối của tia BA lấy điểm D, trên tia đối của tia CA lấy điểm E. Sao cho BD=CE. Gọi I là giao điểm của BE và CD( KHÔNG CẦ

Cho ΔABC cân tại A. Trên tia đối của tia BA lấy điểm D, trên tia đối của tia CA lấy điểm E. Sao cho BD=CE. Gọi I là giao điểm của BE và CD( KHÔNG CẦN VẼ HÌNH NHA!!)
a)CM: IB=IC; ID=IE
b) CM: BC song song với DE
c) Gọi M là trung điểm BC
CM: A,M,I thẳng hàng

0 bình luận về “Cho ΔABC cân tại A. Trên tia đối của tia BA lấy điểm D, trên tia đối của tia CA lấy điểm E. Sao cho BD=CE. Gọi I là giao điểm của BE và CD( KHÔNG CẦ”

  1. a.

    + Ta có: $BD = CE$ (gt)

                   $AB = AC$ ($∆ABC$ cân tại $A$).

    ⇒$AB + BD = AC + CE$

    ⇒$AD = AE$.

    + Xét $∆ACD$ và $∆ABE$, ta có:

    $\left\{ \begin{array} x AC = AB \\ \widehat{A}: chung\\  AD = AE \\ \end{array} \right.$

    ⇒$∆ACD = ∆ABE$ (c.g.c)

    ⇒$\widehat{ACD} = \widehat{ABE}$

    ⇒ $180° – \widehat{ACD} = 180° – \widehat{ABE}$  

    ⇒$\widehat{ICE} = \widehat{IBD}$

    + Xét $∆ICE$ và $∆IBD$, ta có: 

    $\left\{ \begin{array} x\widehat{ICE} = \widehat{IBD} \\ CE = BD\\ \widehat{E_{1}} = \widehat{D_{1}} (∆AEB = ∆ADC ) \\ \end{array} \right.$

    ⇒$∆ICE = ∆IBD$ (c.g.c)

    ⇒$\left \{ {{IC = IB} \atop {IE = ID}} \right.$ (đpcm).

    b. 

    + Ta có: $IB = IC$ ⇒$∆IBC$ cân tại $I$.

    ⇒$\widehat{IBC} = \frac{180° – \widehat{BIC}}{2} = 90° – \frac{\widehat{BIC}}{2}$        $(1)$

    + Ta có: $ID = IE$ ⇒$∆IDE$ cân tại $I$.

    ⇒$\widehat{IDE} = \frac{180° – \widehat{DIE}}{2} = 90° – \frac{\widehat{DIE}}{2}$        $(2)$

    + Mà: $\widehat{BIC} = \widehat{DIE}$              $(3)$

    + Từ $(1)$, $(2)$ và $(3)$ ⇒$\widehat{IBC} = \widehat{IED}$

    ⇒$BC // DE$ (đpcm).

    c. 

    + Xét $∆ABM$ và $∆AMC$, ta có: 

    $\left\{ \begin{array}x AB = AC \\ AM: chung \\ MB = MC (gt) \\ \end{array} \right.$

    ⇒$∆AMB = ∆AMC$

    ⇒$\widehat{BAM} = \widehat{CAM}$

    ⇒$\widehat{AM}$ là phân giác $\widehat{BAC}$

    + Xét $∆AIB$ và $∆AIC$, ta có:

    $\left\{ \begin{array}x AB = AC \\ AI: chung \\ IB = IC \\ \end{array} \right.$

    ⇒$∆AIB = ∆AIC$ (c.g.c)

    ⇒$\widehat{BAI} = \widehat{CAI}$

    ⇒$AI$ là phân giác $\widehat{BAC}$

    ⇒$AI$ và $AM$ trùng nhau.

    ⇒$A, I, M$ thẳng hàng.

    XIN HAY NHẤT.

    Bình luận
  2. Đáp án:

    `a)`

    Ta có : `AB + BD = AD; AC + CE = AE`

    mà `AB = AC` (vì `ΔABC` cân tại `A`); `BD = CE (GT)` 

    `⇒ AD = AE`

    Xét `ΔCAD` và `ΔBAE` có :

    `hat{A}` chung

    `AB = AC` (vì `ΔABC` cân tại `A`)

    `AD = AE (cmt)`

    `⇒ ΔCAD = ΔBAE (c.g.c)`

    `⇒ hat{ADC} = hat{AEB}` (2 góc tương ứng)

    Ta có : `hat{ADC} + hat{DIB} + hat{DBI} = 180^o` (Định lí tổng 3 góc trong 1 Δ)

    Ta có : `hat{AEB} + hat{EIC} + hat{ECI} = 180^o` (Định lí tổng 3 góc trong 1 Δ)

    mà `hat{ADC} = hat{AEB} (cmt); hat{DIB} = hat{EIC}` (2 góc đối đỉnh)

    `⇒ hat{DBI} = hat{ECI}`

    Xét `ΔDBI` và `ΔECI` có :

    `hat{ADC} = hat{AEB} (cmt)`

    `hat{DBI} = hat{ECI} (cmt)`

    `BD = CE (GT)`

    `⇒ ΔDBI = ΔECI (g.c.g)`

    `⇒ IB = IC` (2 cạnh tương ứng)

    `⇒ ID = IE` (2 cạnh tương ứng)

    `b)` bạn xem lại, đề sai không ạ

    `c)`

    Xét `ΔAMB` và `ΔAMC` có :

    `AM` chung

    `AB = AC` (vì `ΔABC` cân tại `A`)

    `BM = CM (GT)`

    `⇒ ΔAMB = ΔAMC (c.c.c)`

    `⇒ hat{BAM} = hat{CAM}` (2 góc tương ứng)

    hay `AM` là tia phân giác của `hat{BAC}` (1)

    Xét `ΔAIB` và `ΔAIC` có :

    `AI` chung

    `AB = AC` (vì `ΔABC` cân tại `A`)

    `IB = IC (cmt)`

    `⇒ ΔAIB = ΔAIC (c.c.c)`

    `⇒ hat{BAI} = hat{CAI}` (2 góc tương ứng)

    hay `AI` là tia phân giác của `hat{BAC}` (2)

    Từ (1) và (2)

    `⇒ A,M,I` thẳng hàng

     

    Bình luận

Viết một bình luận