cho ΔABC có AB = AC, M là trung điểm của BC. a) Chứng minh ΔAMB = ΔAMC b) Từ M kẻ ME ⊥ AB (E ∈ AB), MF ⊥ AC (F ∈ AC). Chứng minh AE = AF. c) Chứng

cho ΔABC có AB = AC, M là trung điểm của BC.
a) Chứng minh ΔAMB = ΔAMC
b) Từ M kẻ ME ⊥ AB (E ∈ AB), MF ⊥ AC (F ∈ AC). Chứng minh AE = AF.
c) Chứng minh: EF // BC

0 bình luận về “cho ΔABC có AB = AC, M là trung điểm của BC. a) Chứng minh ΔAMB = ΔAMC b) Từ M kẻ ME ⊥ AB (E ∈ AB), MF ⊥ AC (F ∈ AC). Chứng minh AE = AF. c) Chứng”

  1. a, Xét ΔABM và ΔACM có:

    AB = AC (giả thiết)

    BM = MC (M là trung điểm của BC)

    AM là cạnh chung

    ⇒ ΔABM = ΔACM (c.c.c)             (đpcm)

    b, Xét ΔAEM và ΔAFM có:

    $\widehat{AEM}$ = $\widehat{AFM}$ ( = $90^{o}$ )

    AM là cạnh chung

    $\widehat{EAM}$ = $\widehat{FAM}$ (vì ΔABM = ΔACM)

    ⇒ ΔAEM = ΔAFM (cạnh huyền – góc nhọn)

    ⇒ AE = AF    (2 cạnh tương ứng)                (đpcm)

    c, Gọi giao điểm của AM và EF là O

     Xét ΔAEF cân (AE = AF) có tia phân giác OA ($\widehat{EAO}$ = $\widehat{FAO}$)

    ⇒ AO cũng là đường cao của ΔAEF 

    ⇒ AO ⊥ EF hay AM ⊥ EF         (1)

    Tương tự ta có: AM là đường cao của ΔABC

    ⇒ AM ⊥ BC               (2)

    Từ (1) và (2) ⇒ EF // BC    (cùng vuông góc với AM)             (đpcm)

    Bình luận

Viết một bình luận