Cho ΔABC có AB>AC, trung tuyến CM. Trên tia đối tia MC lấy điểm D sao cho MC=MD. a) cm AD = CB và AD song song BC b)cm AC+CB>2CM c)Gọi K là điểm trên

Cho ΔABC có AB>AC, trung tuyến CM. Trên tia đối tia MC lấy điểm D sao cho MC=MD.
a) cm AD = CB và AD song song BC
b)cm AC+CB>2CM
c)Gọi K là điểm trên đoạn AM sao cho AK=2KM, CK cắt AD tại N. cm N là trung điểm của AD
d)Gọi I là giao điểm của BN với CD. cm CD/MI=6

0 bình luận về “Cho ΔABC có AB>AC, trung tuyến CM. Trên tia đối tia MC lấy điểm D sao cho MC=MD. a) cm AD = CB và AD song song BC b)cm AC+CB>2CM c)Gọi K là điểm trên”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

      a )Xét tam giác AMD và tam giác BMC có:

        MA=MB( M là trung điểm AB)

        MD=MC( gt)

        góc AMD= góc BMC

    => tam giác AMD= tam giác BMC( cgc)

    => AD=BC( cặp cạnh tương ứng)

    => góc DAM = góc MBC ( cặp góc tương ứng)

    mà hai góc ở vị trí so le trong

    => AD//BC

    b) xét tam giác ADC có: AD+ AC> DC( bất đẳng thức tam giác) (1)

       mà DC=CM+MD=2CM( vì DM=CM) ; AD = BC( cmt) (2)

    (1) và (2) => AC+ BC > 2CM (ĐPCM)

    c)

    ta có AK = 2KM ( gt)

    => AM= AK+KM=2KM+KM=3KM

    => KM/AM=1/3=> AM/AM=2/3 => K là trọng tâm của tam giác ADC

    => CN là trung tuyến ứng với AD ( N thuộc AK)=> N là trung điểm AD

    d)

    tam giác ABD có BN và DM là 2 đường trung tuyến cắt nhau tại I

    => I là trọng tâm của ΔABD

    => MI = 1/3 DM 

    mà DM =1/2CD ( vì MD=MC)

    => MI = 1/6 CD => CD/MI =6 ( đpcm)

        Xin 5 sao ạ ! 

     

    Bình luận
  2. Đáp án:

    $\\$

    `a,`

    Có : `CM` là đường trung tuyến

    `-> M` là trung điểm của `AB`

    Xét `ΔAMD` và  `ΔBMC` có :

    `hat{AMD} = hat{BMC}` (2 góc đối đỉnh)

    `MD = MC` (giả thiết)

    `AM = BM` (Do `M` là trung điểm của `AB`)

    `-> ΔAMD = ΔBMC` (cạnh – góc – cạnh)

    `-> AD = BC` (2 cạnh tương ứng)

    Do `ΔAMD = ΔBMC` (chứng minh trên)

    `-> hat{MDA} = hat{MCB}` (2 góc tương ứng)

    mà 2 góc này ở vị trí so le trong

    $→ AD//BC$

    $\\$

    $\\$

    $b,$

    Có : `MD = MC` (giả thiết)

    `-> M` là trung điểm của `DC`

    `-> CM = 1/2 DC`

    `-> DC = 2 CM`

    Áp dụng BĐT `Δ` cho `ΔADC` CÓ :

    `AD + AC > DC`

    mà `AD = BC` (chứng minh trên), `DC = 2 CM` (chứng minh trên)

    `-> AC + BC > 2CM`

    $\\$

    $\\$

    `c,`

    Có : `M` là trung điểm của `DC`

    `-> AM` là đường trung tuyến của `ΔADC`

    Có : `AK = 2KM`

    `-> (AK)/(KM) = 2/1`

    `-> (KM)/(AK) = 1/2`

    Xét `ΔADC` có :

    `AM` là đường trung tuyến của `ΔADC`

    `(KM)/(AK) = 1/2`

    `-> K` là trọng tâm của `ΔADC`

    mà `CK` cắt `AD` tại `N`

    `-> CN` là đường trung tuyến của `ΔADC`

    `-> N` là trung điểm của `AD`

    $\\$

    $\\$

    $d,$

    Có : `N` là trung điểm của `AD`

    `-> BN` là đường trung tuyến của `ΔABD`

    Có : `M` là trung điểm của `AB`

    `-> DM` là đường trung tuyến của `ΔABD`

    Xét `ΔABD` có :

    `BN` là đường trung tuyến

    `DM` là đường trung tuyến

    `BN` cắt `DM` tại `I`

    `-> I` là trọng tâm của `ΔABD`

    Có : `DM` là đường trung tuyến của `ΔABD`

    `-> MI = 1/3 DM`

    Do `M` là trung điểm của `DC`

    `-> DM = 1/2DC`

    Thay vào `MI = 1/3DM` ta được :

    `-> MI = 1/3 . 1/2 DC`

    `-> MI = 1/6DC`

    `-> DC = 6MI`

    `-> (CD)/(MI) = 6`

    Bình luận

Viết một bình luận