cho Δ ABC ⊥ tại a. M,N,P thao thứ tự là trung điểm AB,BC,CA a) Cm: AN=Mp a) gọi E,F,I,K là trung điểm AM,MN,NP,PA.Cm: tứ giác EFIK là hình thoi giú

cho Δ ABC ⊥ tại a. M,N,P thao thứ tự là trung điểm AB,BC,CA
a) Cm: AN=Mp
a) gọi E,F,I,K là trung điểm AM,MN,NP,PA.Cm: tứ giác EFIK là hình thoi
giúp mình với!

0 bình luận về “cho Δ ABC ⊥ tại a. M,N,P thao thứ tự là trung điểm AB,BC,CA a) Cm: AN=Mp a) gọi E,F,I,K là trung điểm AM,MN,NP,PA.Cm: tứ giác EFIK là hình thoi giú”

  1. a) Do M, N là trung điểm AB, BC nên MN là đường trung bình của tam giác ABC, do đó $MN//AC$.

    CMTT ta cx có NP//AM.

    Vậy tứ giác AMNP là hình bình hành.

    Lại có $\widehat{PAM} = 90^{\circ}$

    Vậy tứ giác AMNP là hình chữ nhật. Vậy AN = MP.

    b) Ta có I, F là trung điểm của NP, NM nên IF là đường trung bình của tam giác NMP, suy ra $FI//MP$ và $FI = \dfrac{1}{2} MP$.

    CMTT ta cũng có $KE // MP$ và $KE = \dfrac{1}{2}MP$.

    Xét tứ giác IKEF có FI//KE và FI = KE $(= \dfrac{1}{2})$.

    Vậy tứ giác IKEF là hình bình hành.

    Do I và E là trung điểm của PN, AM và PN = AM (do AMNP là hcn) nên 

    $EM = \dfrac{1}{2} AM = \dfrac{1}{2} PN = IN$

    Xét tam giác FNI và FME có

    $IN = EM$, $\widehat{INF} = \widehat{FME}(=90^{\circ})$, $FN = FM$.

    Vậy tam giác FNI = tam giác FME, vậy FE = FI.

    Xét hình bình hành IKEF có FE = FI. Do đó IKEF là hình thoi.

    Bình luận

Viết một bình luận