Cho biết cảm nhận của em về chuyến đi trải nghiệp đến Bạch Đằng Giang và Hòn Dấu

Cho biết cảm nhận của em về chuyến đi trải nghiệp đến Bạch Đằng Giang và Hòn Dấu

0 bình luận về “Cho biết cảm nhận của em về chuyến đi trải nghiệp đến Bạch Đằng Giang và Hòn Dấu”

  1. Thực hiện kế hoạch đào tạo năm học 2016-2017, ngày 16/3/2017, sinh viên chuyên ngành Quản lý Văn hóa, Khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch đã có chuyến học tập thực tế môn học Quản lý Lễ hội & sự kiện và Quản lý Di sản Văn hóa tại Khu di tích Bạch Đằng Giang, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và Chùa Ba Vàng, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

     

     Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là Khu di tích Bạch Đằng Giang – quần thể di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng nổi tiếng của Thành phố Cảng. Trên cửa sông Bạch Đằng đã gắn liền với 3 trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta (năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán; năm 981 Lê Hoàn đánh tan quân Tống và năm 1288 Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên Mông).

    Khu Di tích Bạch Đằng trải dài trên diện tích 20ha, được xây dựng bởi các nhà hảo tâm. Nơi đây nằm trong quần thể danh thắng Tràng Kênh, được Nhà nước công nhận năm 1962. Tại đây có ngôi miếu cổ thờ các vong linh tử sĩ chiến đấu, hy sinh trên sông Bạch Đằng. Sau đó, được doanh nghiệp và các nhà hảo tâm nâng cấp, tôn tạo.

    Từ cổng vào, một vườn đá cuội và một trụ đá cao chừng 5m, mặt trước có 7 chữ “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”. Ba mặt trái, phải, sau khắc công lao và thần tích của vua Ngô Quyền, vua Lê Đại Hành và đại vương Trần Hưng Đạo.

    Tiếp đến là Khu vực nhà khách khang trang, rộng rãi với sức chứa 1.000 người, có nước uống miễn phí; khu vực vệ sinh sạch sẽ, có nhân viên dọn dẹp thường xuyên. Khu vực bãi gửi xe rộng 2.000m2, có người trông coi miễn phí.

    Đi sâu vào trong là các dãy bonsai, cây cổ thụ. Ngôi đền đầu tiên trong di tích là Tràng Kênh Vọng Đế, thờ vua Lê Đại Hành. Tiếp đó là Linh từ Tràng Kênh thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, người chỉ huy chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, rồi đến đền Bạch Đằng Giang thời Ngô Quyền, đánh thắng quân Nam Hán năm 938.

    Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là địa điểm cuối cùng trong tứ linh từ của di tích. Ngoài tứ linh từ, khu di tích Bạch Đằng Giang còn có: đền thờ Thánh Mẫu, khu nhà bảo tàng trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng trong bể thủy tinh. Từ ngôi chùa phỏng theo chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh) được xây trên núi Tràng Kênh, du khách sẽ bao quát được toàn cảnh vẻ đẹp của cả vùng Tràng Kênh.

    Khu di tích đã xây 3 pho tượng đồng tạc Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, mỗi pho tượng cao 11m, đặt trên một quảng trường nổi, hướng ra sông Bạch Đằng, xung quanh là một bãi cọc mô phỏng bãi cọc Bạch Đằng xưa kia…

    Các lễ hội chính tại khu di tích gồm có: mùng 6 tháng Giêng: khai hội. 14 – 15 tháng Giêng: khai ấn. 18 tháng Giêng: giỗ vua Ngô Quyền. 8-3 âm lịch: giỗ vua Lê Đại Hành và giỗ trận Bạch Đằng. 15-4 âm lịch: đại lễ Phật đản. 15.7 âm lịch: lễ Vu lan. 20-8 âm lịch: giỗ Đức thánh Trần (đại vương Trần Quốc Tuấn).

    Với các bạn sinh viên chuyên ngành quản lý văn hóa, tương lai sẽ là những cán bộ quản lý văn hóa cơ sở thì Khu di tích Bạch Đẳng Giang là một điểm sáng trong công tác quản lý di tích và lễ hội để các bạn có thể học tập và tìm hiểu. Tại di tích này, việc duy trì các hoạt động như: trông xe, dọn dẹp vệ sinh đều do người dân tự nguyện tham gia, như một hình thức công đức cho khu di tích. Do đó, Ban Quản lý không phải trả công nên không đặt nặng vấn đề kinh doanh. Mọi người đều rất tự nguyện, tự giác, mỗi người làm một phần việc. Khác biệt lớn nhất của khu di tích này so với nhiều điểm văn hóa tâm linh khác là tôn chỉ “3 không”: không mất tiền, không rác thải, không hàng quán. Đến đây tham quan, vãn cảnh, thầy và trò Khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch cảm nhận được sự thanh tịnh, trang nghiêm và trật tự…

    Sau bữa cơm trưa thân mật, ấm áp cùng với Ban Quản lý Di tích Bạch Đằng Giang tại Nhà khách của di tích, đoàn tiếp tục hành trình về Chùa Ba Vàng (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh).

    Tọa lạc trên núi Ba Vàng, chùa Ba Vàng nằm ở độ cao 340m so với mực nước biển. Ngọn núi này xưa kia gọi là Thành Đẳng Sơn, nơi có địa thế đẹp. Hai bên có Thanh Long, Bạch Hổ chầu phục, sơn thủy hữu tình. Dừng chân nơi cổng chùa, bước qua cổng tam quan đoàn bắt đầu bước theo những bậc đá đi dần lên cao. Từ đây, một không gian êm đềm mở ra với tiếng róc rách của suối, cây và đá bài trí hài hòa khiến mọi người như quên hết mệt nhọc của chuyến hành trình.

    Lên đến lưng núi, không gian chùa càng rộng mở. Từ cổng tam quan nội cao, rộng và kỳ vĩ, ngước nhìn lên Đại Hùng Bảo Điện là những mái vòm cong vút in hình lên trời xanh.

    Phía trước điện là hồ nước với biểu tượng chùa Một Cột tọa lạc trên đài sen, tượng Quan Âm Bồ Tát cùng những tảng đá lớn muôn hình muôn vẻ tạc những lời răn của Đức Phật.

    Trong không gian rộng lớn, thầy và trò Khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch có thời gian thưởng ngoạn và lần lượt chiêm bái Đại Hùng Bảo Điện, lầu Chuông, lầu Trống, hành lang La Hán ở hai bên chùa, nhà bảo tàng, thư viện, khu hà tăng…

    Đứng trên sân chùa, phóng tầm mắt ra xa là rừng thông bạt ngàn xanh tốt, vi vu trong gió. Xa xa là những ngọn núi nhấp nhô nối tiếp và dòng sông Bạch Đằng gợn sóng bên những mái nhà ẩn hiện trong sắc xanh của rừng.

    Trên cao lộng gió, trước không gian khoáng đạt và thanh tịnh, lắng lòng mình trước cửa Phật, mọi ưu phiền của con người phút chốc như được xua tan…

    Công tác quản lý di tích , lễ hội tại Chùa Ba Vàng cũng là một điểm sáng. Ở khu vực chính điện, du khách tự giác tuân thủ qui định: không mang giày dép; xếp hàng theo thứ tự. Để đảm bảo các hoạt động tôn nghiêm, trật tự, Chùa đã phân công bộ phận lễ tân, bảo vệ tận tình hướng dẫn du khách. Ngay cả việc sắp đặt lễ cũng có bộ phận riêng hỗ trợ phật tử. Cùng với đó, du khách còn được thụ hưởng hệ thống dịch vụ hoàn toàn miễn phí. Gồm miễn phí vé trông giữ phương tiện, miễn phí nước uống. Những ngày đại lễ, nhà chùa chuẩn bị hàng vạn suất cơm chay phục vụ miễn phí du khách. Những điều này chính là “điểm cộng” tạo sự hài lòng cho du khách, phật tử khi về đây hành hương, lễ phật.

    Với quan niệm: nhà chùa là nơi tôn nghiêm, thành kính, nếu để các dịch vụ tràn lan, không có sự quản lý chặt chẽ, qui củ sẽ ảnh hưởng đến không gian hành hương của du khách, chùa Ba Vàng thực hiện phương châm phục vụ thay vì “làm dịch vụ”. Chùa Ba Vàng đã thống nhất với thành phố ở chùa không tổ chức hàng quán ăn uống dịch vụ mà chỉ tập trung phục vụ phật tử, du khách. Các dịch vụ để phường, thành phố chủ động tổ chức ngoài phạm vi chùa.

    Đến 16h cùng ngày toàn Đoàn lên xe về Thái Nguyên.

    Chuyến thực tế môn học Quản lý Lễ hội & sự kiện, và Quản lý di sản văn hóa tại  khu di tích Bạch Đằng Giang và Chùa Ba Vàng đã mang lại nhiều bài học bổ ích, những kinh nghiệm quý báu đối với các bạn sinh viên chuyên ngành Quản lý Văn hóa. Thực tế là dịp để các bạn sinh viên kiểm chứng, cụ thể hóa những kiến thức đã được học ở giảng đường vào thực tiễn. Là cơ hội để trau dồi những vốn kiến thức, tri thức mới mà sách vở chưa đề cập đến. Chuyến đi đã giúp các bạn sinh viên hiểu nhiều hơn về những giá trị lịch sử, văn hóa của các công trình kiến trúc mà các bậc tiền nhân đã tạo ra, cũng như công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích đó cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Từ đó, hun đúc thêm niềm say mê, yêu nghề và biết quý trọng giữ gìn, phát huy những giá trị bất hữu ấy. Qua đợt thực tế này, các bạn sinh viên trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp và năng lực chuyên môn nghiệp vụ Quản lý văn hóa.

    Bình luận

Viết một bình luận