cho biết những thuận lợi khó khăn về ĐKTN và KT-XH ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế… giúp mk vs ạ cảm ơn nh

By Hailey

cho biết những thuận lợi khó khăn về ĐKTN và KT-XH ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế…
giúp mk vs ạ
cảm ơn nhiều

0 bình luận về “cho biết những thuận lợi khó khăn về ĐKTN và KT-XH ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế… giúp mk vs ạ cảm ơn nh”

  1.      THAM KHẢO THÔI BẠN NHÉ=))))))

                                                                                                                                                                         Tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thông qua một sổ phương diện: thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm, tạo doanh thu cho chính phủ, thu nhập ngoại hối, thúc đẩy các ngành khác phát triển theo. Bảng 1 dưới đây đánh giá các yếu tố tác động tích cực và tiêu cực của tài nguyên khoáng sản đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia, cụ thể như sau:

    Các lĩnh vựcTác động tích cựcTác động tiêu cựcKinh tể– Dòng tài chính, dự trữ ngoại tệ thông qua thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư -Phổi hợp phát triển kinh tế với phát triển giáo dục, tạo việc làm, hỗ trợ phát triển nông thôn, cơ sở hạ tầng, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ– Dễ mắc phải căn bệnh Hà Lan

    – Khó quản lý tỷ gía hổi đoái và lãi suất

    – Dễ bị ảnh hưởng của biến dộng giá cả hàng hoá thế

    giới

    – Tạo rào cản phát triển các ngành kinh tế khác -Tác động đến an ninh thu nhập của người nghèo

    Chính trị, xã hội, cơ sở hạ tầng– Phát triển kỹ năng người động

    – Trao quyền kinh tế, chính trị

    – Phát triển năng lực quản lý của địa phương

    – Cung cấp an ninh lương thực

    – Cung cấp các dịch vụ y tế, hạn chế tội phạm

    – Phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng khai khoáng dẫn đến sụp dổ quy hoạch cơ sở hạ tầng nói chung -Thay đổi nhanh chóng kết cấu x3 hội, de doạ quyền sở hũu đất đai, dịch bệnh HIV/AỈDs phát triển.

    – Rủi ro dến sức khoẻ của công nhân khai thác mỏ,

    vấn đến liên quan dến giới

    – Tham nhũng từ lợi ích khai khoáng

    – Rủi ro đối với sự ổn định chính trị, xung đột, chiến

    tranh

    Môi trường– Trao quyền kinh tế làm giảm tác động cùa nghèo khổ đối với môi trường -Hạn chế nạn phá rừng để làm nhiên liệu tiêu thụ trong nước, giải phóng mặt bằng đất đai cho phát triển nông nghiệp– Rủi ro do ô nhiễm môi trường do khai thác tài nguyên (quản lý chất thải, nước, đất, đá, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất đai, phá rừng nguyên sinh…

    Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Antonio M.A.Pedro (2015), Mainstreaming mineral wealth in growth and poverty reduction strategies, ECA Policy paper Policy paper No 1.

    Từ những tác động tích cực và tiêu cực của tài nguyên đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, có thể phân loại các tiêu chí đánh giá tác động của tài nguyên đối với tăng trưởng kinh tế trên một số khía cạnh cơ bản sau:

    Thứ nhất, đóng góp của tài nguyên đối với tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và thu ngân sách:

    Các nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên thường tạo ra các chính sách hấp dẫn để khai thác nguồn tài nguyên này phục vụ tăng trưởng kinh tế. Theo lý thuyết lợi thế so sánh, các nước thường xuất khẩu các nguồn tài nguyên có lợi thế so sánh để thu ngoại tệ về phục vụ phát triển kinh tế. Còn theo lý thuyết đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài luôn đi tìm các nguồn lực mà trong nước khan hiếm để đầu tư, tiết kiệm chi phí trong nước. Chính phủ các nước giàu có về tài nguyên sẽ tạo lập hệ thống chính sách, môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài, bổ sung sự khan hiếm về nguồn vốn trong nước, đưa các nguồn tài nguyên trở thành của cải để phục vụ tăng trưởng và phát triển. Thuế là công cụ trực tiếp để các chính phủ áp dụng đối với các doanh nghiệp nước ngoài, và nguồn thuế này sẽ làm cải thiện ngân sách quốc gia.

    Thứ hai, tài nguyên tạo việc làm và cải thiện thu nhập:

    ILO ước tính ngành khai thác tài nguyên trên thế giới thu hút từ 22-25 triệu người lao động, chiếm khoảng 1% lực lượng lao động toàn cầu (ILO 2007). Ở các nước giàu có tài nguyên, tỷ lệ người dân tham gia lao động trong các ngành khai thác tài nguyên là cao hơn rất nhiều, bởi chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài đều có xu hướng tập trung khai thác và mở rộng sản xuất trong những ngành này. Thông thường, các mỏ tài nguyên thường phân bố ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, khó khai thác, do vậy việc khai thác các mỏ tài nguyên này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xoá đói giảm nghèo ở các vùng này mà các khu vực kinh tế tư nhân trong nước không thể thực hiện được. Chính phủ, các nhà tài trợ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp các vùng giàu có về tài nguyên phát triển nhanh hơn, người dân trong vùng sẽ có cơ hộỉ việc làm và nâng cao thu nhập.

    Thứ ba, tài nguyên đem lại các tác động môi trường, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:

    So với các tài nguyên có khả năng tái tạo, các nguồn tài nguyên không tái tạo như kim loại, quặng, dầu mỏ khí đốt không cần nhiều đến việc sử dụng đất đai để khai thác. Tuy nhiên, khai thác các loại tài nguyên này có thể làm ô nhiễm nguồn nước, phá huỷ môi trường sinh thái và tạo ra sự cạn kiệt không còn khả năng khai thác cho thế hệ tương lai. Tác động đến môi trường khi khai thác tài nguyên còn thể hiện ở các khía cạnh tiêu dùng năng lượng và nước, ô nhiễm không khí, nước và đất đai, cạn kiệt môi trường sinh thái ở các dòng sông, đáy biển. Chính vì vậy, để hạn chế các tác động tiêu cực của tài nguyên, các nhà kinh tế học khuyến cáo các nước cần phải lập kế hoạch tốt hơn để đánh giá tác động về môi trường, quản lý môi trường, quản lý các mỏ tài nguyên để khai thác hiệu quả và bền vững.

    Thứ tư, “lời nguyền tài nguyên ” và những vấn đ cần tránh trong khai thác tài nguyên phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế:

    Kinh tế học về tài nguyên cho rằng tài nguyên thiên nhiên thường có xu hướng trở thành “lời nguyền” hơn là đem lại lợi ích cho tăng trưởng kinh tế bởi một số lý do sau:

    • Tài nguyên (đặc biệt là tài nguyên không tái tạo) thường coa xu hướng loại bỏ các nhà sản xuất ra khỏi lĩnh vực hoạt động của mình khi các nguồn tài nguyên này bị khai thác cạn kiệt không còn khả năng tái tạo. Nguồn tài nguyên được các tác giả gọi là “ngành đi vào bước đường cùng (dead end).
    • Khai thác tài nguyên thường tạo ra tăng trưởng kinh tế thấp bởi các ngành này thường sử dụng công nghệ thấp, không khuyến khích tăng năng suất lao động, không tạo được động lực để nền kinh tế chuyển dịch sang các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.
    • Tài nguyên thiên nhiên thường đi theo chu kỳ “bùng n và phá vỡ” (boom and bust) bởi nó chịu tác động của biến động giá cả trên thị trường thế giới, khiến xuất khẩu tài nguyên luôn phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, ảnh hưởng đến nguồn thu ngoại tệ, thu ngân sách và các mục tiêu tăng trưởng khác.
    • Tài nguyên hay phải chịu tác động của “căn bệnh Hà Lan” (Dutch disease)

    Căn bệnh Hà Lan được đặt dựa theo kinh nghiệm của nền kinh tế Hà Lan trong thập niên 1960s và 1970s, khi trữ lượng khí đốt tự tự nhiên của nước này được phát hiện. Sự gia tăng xuất khẩu khí đốt ở Hà Lan làm tăng tỷ giá hối đoái thực, khiến cho hàng công nghiệp xuất khẩu của Hà Lan trở nên kém cạnh tranh. Từ năm 1970 đến năm 1977, tỉ lệ thất nghiệp tăng từ 1,1% đến 5,1%. Đầu tư doanh nghiệp sụt giảm. Xuất khẩu khí đốt kéo theo nguồn ngoại tệ tràn vào, làm tăng cầu đồng Guilder và vì thế khiến nó mạnh lên. Điều này khiến các lĩnh vực khác của nền kinh tế trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Đây không phải vấn đề duy nhất. Khai thác khí đã (và đang) là ngành kinh doanh thâm dụng vốn; tạo ra rất ít việc làm. Trong nỗ lực hạn chế đồng Guilder tăng giá quá nhanh, Hà Lan phải giữ mức lãi suất thấp. Điều này khiến đầu tư ‘tháo chạy’ khỏi đất nước, hạn chế tiềm năng kinh tể trong tương lai.

    – Lời nguyền tài nguyên có những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế qua một số kênh sau: vốn nhân lực không được chú trọng đầu tư, tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp, phụ thuộc vào tiết kiệm ròng, nông nghiệp bị bỏ bễ, chất lượng thể chế thấp, không khuyến khích tăng năng suất lao động… Những tác động tiêu cực này đã được nhiều lý thuyết gia chứng minh bằng việc kiểm chứng ở nhiều nước trên thế giới trong những giai đoạn khác nhau.Gylfason (2001)1980-199765 nước giàu tài nguyênPhát trién vốn nhân lựcTỷ lệ vốn tài nguyên/tài sản quốc giaTác động bất lợi của tài nguyên đến tăng trưởng kinh tế sẽ gây tác động tiêu cực đến giáo dụcAtkinson, Hamilton (2003)1980-1995103 nướcTiết kiệm ròngTỷ lệ thuế tài nguyên/ GDPTăng trưởng chậm lại, chính sách kinh tế vĩ mô và chi tiêu công dẫn đến tiết kiệm ròng giảm sútGylfason,  Zoege (2006)1965-199885 nướcTiết kiệm và đầu tưTỷ lệ vốn tài nguyên/tàỉ sản quốc giaPhụ thuộc nặng nề vào tài nguyên làm giảm tiết kiệm. 

    Mỹ đầu tư, vốn nhân lực, mở cửa kinh tếTỷ lệ ngành nguyên liệu thô/ GDPPhụ thuộc tài nguyên làm giảm đầu tư, tỷ lệ đến trường và độ mở cửa kinh tếBorhorst (2008)1992-200530 nước sản xuất hydrocarbon.

    Chính sách tài chínhTỷ lệ hydrocarbon/GDPMối quan hệ tiêu cực về doanh thu giữa ngành hydrocarbon và các ngành khácDaniele (2008)1980-2004Các nước phân theo hậpPhát triển nguồn nhân lựcTỷ lệ quặng, dầu mỏ/xuất khẩu hàng hoáPhụ thuộc tài nguyên tỷ lệ nghịch với phát triển nguồn nhân lực Apergis (2014)1970-2011Các nước MENAGiá trị gia tăng nông nghiệpTỳ lệ thuế dầu mỏ/GDPMối quan hệ nghịch giữa thuế dầu mỏ và giá trị gia tẩng nông nghiệp trong thời gian dàiBhattachaiyya, Holder (2014)1970-2005133 nướcPhát triển tài chínhTỷ lệ thuế tài nguyên/GDPThuế tài nguyên cản trở phát triển tài chính khi chất lượng thể chế thấpFarhadi (2015)1970-201099 nướcTăng trưởng năng suất lao độngTỷ lệ thuế tài nguyên/GDPTác động tiêu cực của thuế tải nguyên đến tăng trưởng năng suất lao dộng nhưng sẽ đem lại tác động tích cực đối với các nước có mức độ tự do kinh tế cao hơn.

     

    Từ những phân tích trên đây cho thấy sự phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên thành công hay không hoàn toàn không chỉ là vấn đề của nguồn lực địa lý sẵn có. Mỹ và một số nước khác như Nauy đã rất thành công trong việc đưa tài nguyên trở thành chìa khoá của tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Thâm dụng tài nguyên là đặc tính nổi trội của sự phát triển công nghệ và công nghiệp Mỹ trong những năm 1890-1910. Tuy nhiên, tiến trình khai thác tài nguyên phục vụ phát triển ở Mỹ được gắn với sự học hỏi không ngừng học hỏi, đầu tư, tiến bộ công nghệ và cắt giảm chi phí, tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc thay vì khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia. Giáo dục là yếu tố quan trọng được chú trọng trong quá trình khai thác tài nguyên ở Mỹ, đặc biệt trong các ngành kỹ thuật khai khoáng và luyện kim. Tính đến năm 1890, Mỹ có khoảng 20 trường đào tạo bằng cấp ngành khoáng sản. Năm 1917, Mỹ có khoảng 7.500 kỹ sư hầm mỏ, đầy đủ kinh nghiệm chuyên môn để tự chủ trong khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên của nước Mỹ. Trong khi đó, có rất nhiều quốc gia trên thế giới giàu có về tài nguyên nhưng trình độ phát triển kinh tế không được cải thiện cùng quá trình khai thác tài nguyên, đặc biệt là ở châu Phi. Ngay trong những năm đầu thập niên 2000s, dầu mỏ trở thành nguồn tài nguyên vô giá của thế giới, tạo nên “những sự thay đổi vĩ đại”. Những năm đầu của thế kỷ XXI đánh dấu sự vươn lên ngoạn mục của dầu mỏ và khí đốt khi các quốc gia giàu hai nguồn tài nguyên này dường như đang có khả năng khuynh đảo ít nhất là một phần của thế giới giới văn minh bằng cách đóng hay mở các giếng dầu hoặc các đường ống dẫn khí. Venezuela, một trong những nước có trữ lượng dầu khổng lồ, cũng tỏ ra hết sức căng thẳng trong quan hệ với Mỹ. Là một trong 10 quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, dầu mỏ chiếm một nửa tổng sản lượng GDP 480 tỷ USD (tính theo sức mua tương đương, PPP), 80% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp một nửa số thu ngân sách hàng năm. Với GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt 13.000USD/người/năm, Venezuela đứng vào hàng các quốc gia có thu nhập trung bình khá, xếp thứ 85 trên thế giới. Tuy nhiên, tài nguyên dồi dào nhưng thể chế quản trị quốc gia kém đã biến Venezuela thành một trường hợp điển hình của “căn bệnh Hà Lan”: nền kinh tế quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, các ngành nghề khác bị chèn ép không phát triển được. Sự phụ thuộc ngày càng lớn vào tài nguyên dầu mỏ của Venezuela đã dẫn tới nền kinh tế không được đa dạng hóa, nông nghiệp bị bỏ bễ. Cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng của Venezuela hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên dầu mỏ đã đưa quốc gia này đi vào “ngõ cụt” và lời nguyền tài nguyên đang hiện hữu trong quốc gia Mỹ Latinh này.

    Trả lời

Viết một bình luận