cho biết sự khác nhau trong quan niệm nghệ thuật về con người của hai bài thơ : Lượm ( Tố Hữu) và Tuổi thơ – cánh diều ( Trần Hồng )

By Athena

cho biết sự khác nhau trong quan niệm nghệ thuật về con người của hai bài thơ : Lượm ( Tố Hữu) và Tuổi thơ – cánh diều ( Trần Hồng )

0 bình luận về “cho biết sự khác nhau trong quan niệm nghệ thuật về con người của hai bài thơ : Lượm ( Tố Hữu) và Tuổi thơ – cánh diều ( Trần Hồng )”

  1. Bài tập này tớ làm theo Ý HIỂU , nếu có gì sai sót thì cho tớ xin lỗi ạ !

    Trích trước đoạn cánh diều :

    Cho em bay với…Diều ơi
    Bố em bỏ mẹ em rồi…còn đâu
    Còn đâu lớp chín lớp mười mà mong
    Lớp Chín càng chín nỗi đau
    Bữa cơm nhai đắng ngọn rau mẹ trồng
    Niềm thương nỗi nhớ bềnh bồng
    Diều như con mắt mẹ trông mẹ chờ…
    Gió đừng làm đứt dây tơ
    Cho em sống trọn tuổi thơ cánh diều

    – Ta thấy lời thơ dường như thể hiện được nỗi đau sâu sắc của một cậu / cô bé mất đi tuổ thơ “cánh diều” cậu không có tình cảm của bố vậy nên những lời thơ thể hiện được sự man mát buồn bã của cậu . “càng chín nỗi đau” ; “Bữa cơm nhai đắng” ; “Niềm thương nỗi nhớ” ; “mắt mẹ trông mẹ chờ” những từ ngữ toát lên nỗi buồn khiến người đọc buồn theo 

    Bài Lượm trích trước 1 đoạn :

    Bỗng lòe chớp đỏ,
    Thôi rồi, Lượm ơi!
    Chú đồng chí nhỏ,
    Một dòng máu tươi!

    Cháu nằm trên lúa,
    Tay nắm chặt bông,
    Lúa thơm mùi sữa,
    Hồn bay giữa đồng.

    Lượm ơi, còn không?

    – Đây là một bi kịch mà tác giả viết về sự hi sinh của Lượm , đúng thật là rất buồn nhưng lời thơ như toát lên được sự “hạnh phúc” và sự tự hào :

    Lúa thơm mùi sữa,
    Hồn bay giữa đồng.

    Khác với bài tuổi thơ , khi lượm ra đi ko có từ ngữ buồn thậm chí tác giả còn miêu tả lại quang cảnh xung quanh đồng lúa thơm mùi sữa , hồn của lượm thì bay giữa đồng . Có lẽ sự hi sinh của Lượm dù rất buồn nhưng ngoài ra còn có sự thanh thản .

    `=>` Dù đều kể về 2 nỗi buồn nhưng cách diễn đạt và thể hiện quan điểm rất khác nhau , một người phơi bày hết nỗi buồn , một người thì lại thể hiện được “nét đẹp” trong cái mất mát vinh quang . Thế mới nói văn thơ đa dạng đa tài muôn màu !

    Trả lời

Viết một bình luận