cho biết sự phát triển nghề thủ côn g, thương nghiệp nước ta ở thời kì TK16-TK18 _vì sao thị xã hội ăn được quốc tế công nhận là phố cổ hội an

cho biết sự phát triển nghề thủ côn g, thương nghiệp nước ta ở thời kì TK16-TK18
_vì sao thị xã hội ăn được quốc tế công nhận là phố cổ hội an

0 bình luận về “cho biết sự phát triển nghề thủ côn g, thương nghiệp nước ta ở thời kì TK16-TK18 _vì sao thị xã hội ăn được quốc tế công nhận là phố cổ hội an”

  1. – Do chính sách mở của của chính quyền Trịnh, Nguyễn

    – Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.

    – Do nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đi lại, nhất là bằng đường biển, tạo điều kiện thu hút thương nhân các nước.

    – Do các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây.


    Vào khoảng thế kỷ 17 và 18, Hội An từng là thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây. Phần lớn các ngôi nhà, đình, chùa ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phân bổ dọc theo trục các tuyến phố nhỏ hẹp; cùng với các hội quán, chùa, miếu mang dấu tích của người Trung Hoa hay Nhật Bản.

    Bình luận
  2. 1)Thủ công nghiệp:

    – Các nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển, đạt trình độ cao như: làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, đúc đồng,…

    – Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như: nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

    – Số làng nghề tăng lên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

    – Nghề khai mỏ trở thành nghành kinh tế phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    * Thương nghiệp:

    – Nội thương:

    + Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên ở khắp nơi và thường họp theo phiên.

    + Nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.

    + Việc buôn bán giữa miền ngược và miền xuôi cũng tăng lên.

    – Ngoại thương:

    + Thuyền buôn các nước đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

    + Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    2)Vì Thương cảng Hội An hình thành từ thế kỷ XVI, thịnh đạt nhất trong thế kỷ XVII-XVIII, suy giảm dần từ thế kỷ XIX, để rồi chỉ còn là một đô thị vang bóng một thời. Đứng về tuổi thọ, Hội An tồn tại trong thời gian không dài. Về quy mô của một đô thị trong thời thịnh vượng của nó cũng chưa phải là to lớn. Tuy nhiên về những phương diện khác, Hội An có vị trí, vai trò đáng chú ý và mang những đặc điểm riêng, tạo nên dáng vẻ và những giá trị lịch sử – văn hóa độc đáo. 

    Bình luận

Viết một bình luận