Cho biết tình hình Việt Nam trong thời kỳ 1929 đến 1933

Cho biết tình hình Việt Nam trong thời kỳ 1929 đến 1933

0 bình luận về “Cho biết tình hình Việt Nam trong thời kỳ 1929 đến 1933”

  1. *Bn tham khảo nha

    1. Tình hình kinh tế

    Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng.

    – Nông nghiệp: Lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang.

    – Công nghiệp: Sản xuất hầu hết các ngành đều suy giảm.

    – Thương nghiệp: Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả trở nên đắt đỏ.

    Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp, cũng như so với các nước trong khu vực.

    2. Tình hình xã hội

    – Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra đối với xã hội là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Nhiều công nhân bị sa thải, số người có việc làm thì đồng lương ít ỏi.

    – Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm làm ra phải bán với giá thấp. Ruộng đất bị địa chủ người Pháp và người Việt Nam chiếm đoạt. Nông dân ngày càng bị bần cùng hóa.

    – Các tầng lớp nhân dân lao động khác cũng không tránh khỏi tác động xấu của khủng hoảng kinh tế. Thợ thủ công bị thất nghiệp, nhà buôn nhỏ phải đóng cửa hiệu, viên chức bị sa thải, số đông tư sản dân tộc cũng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.

    => Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, trong đó có hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

    Chính vì vậy, trong những năm cuối thập kỉ 20, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo các giai cấp, tầng lớp xã hội tham gia. Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo đã thất bại. Chính quyền thực dân tiến hành một chiến dịch khủng bố dã man những người yêu nước. Điều đó càng làm tăng thêm những mâu thuẫn về tình trạng bất ổn trong xã hội.

    Bình luận
  2. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế, xã hội Việt Nam bị khủng hoảng nặng nề :
    + Nông nghiệp, công nghiệp bị suy sụp, xuất nhập khẩu bị đình đốn, hàng hóa khan hiếm (do nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp).
    + Khủng hoảng kinh tế đã tác động tới tất cả các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam, làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ (nhà máy bị đóng cửa, công nhân không có việc làm hoặc có việc làm thì lương rất thấp ; sản xuất nông nghiệp sa sút do xuất khẩu lúa gạo bị đình trệ, nông dân bị bần cùng hoá…; đời sống của tư sản, tiểu tư sản bấp bênh…).
    + Thực dân Pháp còn tăng cường chính sách thuế khóa, làm cho đời sống của nhân dân càng thêm cùng cực.

    Bình luận

Viết một bình luận