Cho biết ý nghĩa nhan đề của tất cả các văn bản trong sách giáo khoa kì 1 lớp 8

By Athena

Cho biết ý nghĩa nhan đề của tất cả các văn bản trong sách giáo khoa kì 1 lớp 8

0 bình luận về “Cho biết ý nghĩa nhan đề của tất cả các văn bản trong sách giáo khoa kì 1 lớp 8”

  1. – Tôi đi học: kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của tác giả, một kỉ niệm sâu sắc và để lại cho ông nhiều rung động

    – Trong lòng mẹ: nói về cuộc gặp gỡ định mệnh của bé Hồng và mẹ trong một buổi chiều và tình yêu thương cháy bỏng của tác giả thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. Cậu bé đã quên đi những sự đau khổ khi được nằm trong lòng mẹ

    – Tức nước vỡ bờ: 

     + Nghĩa đen: Khi nước dâng cao và nhiều thì bờ sẽ vỡ

     + Nghĩa bóng: Nói về sức cam chịu của người nông dân, cụ thể là chị Dậu. Khi sự cam chịu ấy đến giới hạn, bản năng con người sẽ chống lại tất cả và không còn sợ hãi nữa, sự cam chịu bấy lâu nay của chị Dậu đã bùng lên và kiên quyết chống trả bọn cai lệ. Chị không còn sợ đi tù nữa. Chị làm cho bọn cai lệ khiếp sợ

    – Lão Hạc: kể về một người nông dân nghèo trong xã hội cũ, cho dù có phải chết cũng phải giữ lại mảnh vườn cho người con trai đi làm đồn điền cao su để anh ta cưới vợ.  Thể hiện lòng tự trọng của lão Hạc cùng tình yêu thương động vật, ông đã dằn vặt bản thân khi bán cậu Vàng

    – Cô bé bán diêm: cho ta thấy hình ảnh một cô bé phải đi làm giữa tiết trời lạnh cắt, bày tỏ những ước mơ chỉ đơn thuần là mộng tưởng của cô bé, những ước mơ rất thực tế: ước có đồ ăn, có lò sưởi ấm áp, ước được đón năm mới, và cuối cùng là muốn bà nội của em mang em đi, để quên đi những đau khổ ở thế gian, đồng thời cũng thể hiện sự thờ ơ, lạnh nhạt của mọi người đối với em bé, khiến em chết cóng giữa đêm giao thừa.

    – Đánh nhau với cối xay gió: kể về Đôn Ki- hô- tê, một lão già đam mê truyện hiệp sĩ và muốn đi giúp đỡ mọi người, nhưng ông ta vì quá ảo tưởng nên đã đánh nhau với cối xay gió, thứ mà ông tưởng là những con quái vật khổng lồ. Cho ta thấy sự nghĩa hiệp nhưng khá điên khùng của ông, cùng với anh chàng hầu cận ông-  Xan- chô Pan- xa, một người nhút nhát, ham ăn nhưng rất trung thành với chủ của mình 

    – Chiếc lá cuối cùng: một câu chuyện cảm động của những người họa sĩ nghèo. Qua đó tác giả cho ta thấy mục đích của sáng tạo nghệ thuật

    – Hai cây phong: thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng, gắn liền với tuổi thơ đẹp đẽ của tác giả ở làng Ku- ku- rêu

    – Thông tin về Ngày Trái Đất năm  2000: phản ánh, kêu gọi mọi người không sử dụng bao bì ni lông 

    – Ôn dịch, thuốc lá: chỉ ra tác hại của thuốc lá, nó như một loại ôn dịch, đe dọa tính mạng và sức khỏe con người, gây thiệt hại kinh tế cho gia đình, đồng thời kêu gọi mọi người phòng tránh và ngăn chặn nạn ôn dịch này

    – Bài toán dân số: nêu lên vấn đề gia tăng dân số ngày nay và cách giảm thiểu, một suy nghĩ đã có từ thời cổ đại

    – Đập đá ở Côn Lôn: cho thấy sự ngạo nghễ của nhà hoạt động yêu nước, cho dù phải bị tù đày ở nơi xa xôi nhưng tinh thần vẫn rất kiên quyết, coi việc đập đá là “chuyện cỏn con”

    – Muốn làm thằng Cuội: nói về ước mơ của Tản Đà muốn xa nhân gian mà lên cung trăng, một ước mơ thật không ai dám mơ đến

    – Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Hai chữ nước nhà: được giảm tải

    *Gãy tay

    Trả lời

Viết một bình luận