Cho câu chủ đề ,trong thơ bác ánh trănng luôn tràn đầy
Hãy viết đoạn văn theo cách diễn dịch và quy nạp
Hộ mikk ,mikk đanng cần gấpp ạ
Cho câu chủ đề ,trong thơ bác ánh trănng luôn tràn đầy
Hãy viết đoạn văn theo cách diễn dịch và quy nạp
Hộ mikk ,mikk đanng cần gấpp ạ
Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:
1. Diễn dịch:
Qua các tác phẩm của Hồ Chí Minh ta thấy trong thơ Bác luôn tràn ngập ánh trăng. Bác Hồ đã từng viết: “Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp/ Mây gió trăng hoa tuyết núi sông” và thơ Bác cũng vậy. Ta thấy trong bài thơ “Cảnh khuya” ánh trăng đã xuất hiện ở ngay câu thơ thứ hai “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Ánh trăng lúc này đã in xuống cây cổ thụ, lồng vào bóng hoa dưới mặt đất tạo nên một bức tranh nhiều tầng bậc. Ánh trăng lúc này nhẹ nhàng và trong trẻo giống như tâm hồn Bác lúc bấy giờ. Ngoài bài thơ “cảnh khuya” ta còn bắt gặp ánh trăng trong bài thơ “Rằng tháng giêng”. Ở cuối bài thơ, Hồ Chí Minh đã đưa ánh trăng vào những câu viết của mình “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Sau khi bàn bạc xong công việc Bác vẫn thư thái ngắm ánh trăng. Và dường như ánh trăng cũng muốn đáp lại ánh nhìn của thi sĩ nên đã chiếu rọi ánh ánh xuống chiếc thuyền nơi Bác đang nghỉ ngơi. Qua đây ta thấy Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sĩ mà Người còn là một thi sĩ tài hoa.
2. Song hành:
Bác Hồ đã từng viết: “Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp/ Mây gió trăng hoa tuyết núi sông” và thơ Bác cũng vậy. Ta thấy trong bài thơ “Cảnh khuya” ánh trăng đã xuất hiện ở ngay câu thơ thứ hai “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Ánh trăng lúc này đã in xuống cây cổ thụ, lồng vào bóng hoa dưới mặt đất tạo nên một bức tranh nhiều tầng bậc. Ánh trăng lúc này nhẹ nhàng và trong trẻo giống như tâm hồn Bác lúc bấy giờ. Ngoài bài thơ “cảnh khuya” ta còn bắt gặp ánh trăng trong bài thơ “Rằng tháng giêng”. Ở cuối bài thơ, Hồ Chí Minh đã đưa ánh trăng vào những câu viết của mình “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Sau khi bàn bạc xong công việc Bác vẫn thư thái ngắm ánh trăng. Và dường như ánh trăng cũng muốn đáp lại ánh nhìn của thi sĩ nên đã chiếu rọi ánh ánh xuống chiếc thuyền nơi Bác đang nghỉ ngơi. Qua đây ta thấy Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sĩ mà Người còn là một thi sĩ tài hoa.