Cho câu văn: “Thật là tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”
a, Lời đánh giá trên được rút ra từ tác phẩm nào ? Của ai ?
b, Nhân vật tướng được nói đến trong câu văn là ai ? Hãy tóm tắt cuộc tiến công thần tốc của vị tướng ấy bằng 1 đoạn văn (10 đến 12 câu)
c, Phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu của câu văn trên
a. Lời đánh giá trên được rút ra từ tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm tác giả Ngô Gia văn phái.
b. Nhân vật tướng được nói đến trong câu văn là vua Quang Trung.
Tóm tắt cuộc thần tốc:
Hôm ấy, nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788) Nguyễn Huệ lên ngôi hiệu là Quang Trung. Vua Quang Trung trực tiếp đốc xuất đại binh, cả đường thủy lẫn đường bộ cùng ra đi. Ngày 29, ra đến Nghệ An, ông sai tướng Hám Hổ Hầu đi tuyển mộ lính mới, cứ ba tráng đinh chọn một. Trong vài ngày, được hơn vạn quân. Nhà vua cho tổ chức một cuộc duyệt binh lớn rồi cưỡi voi ra an ủi và động viên tướng sĩ. Tuân lệnh vua, mấy vạn quân lính lập tức nhằm thẳng phương Bắc, lên đường. Đến 30 tháng Chạp, (tức 30 Tết) vua Quang Trung cho binh sĩ ăn Tết sớm rồi chia quân ra làm năm đạo. Nhà vua bàn kín với các tướng rằng đến tối sẽ tiếp tục tiến ra Thăng Long và tuyên bố ngày mồng 7 năm mới sẽ vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Đại binh Tây Sơn hành quân ròng rã suốt mấy ngày đêm. Khi đến sông Gián, nghĩa binh của triều đình nhà Lê trấn giữ đồn ở đó hoảng hốt bỏ chạy. Toán do thám của quân Thanh bị đuổi bắt và giết sạch nên lũ tướng giặc ở Thăng Long không hay biết tin tức gì cả. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789), đạo quân của vua Quang Trung đã tới làng Hà Hồi. Nhà vua cho quân lặng lẽ bao vây kín rồi bắc loa truyền gọi. Tiếng quân lính dạ ran làm cho lũ giặc Thanh đóng trong đồn khiếp vía, vội vã ra hàng. Tất cả lương thực, khí giới đều bị quân ta lấy mất.
d. Phân tích cấu tạo câu
– Thật là: Thành phần tình thái
– Tướng: chủ ngữ 1
Ở trên trời rơi xuống: vị ngữ 1
– Quân: chủ ngữ 2
Chui dưới đất lên: vị ngữ 2
=> đây là kiểu câu ghép