Cho đề văn sau: Chứng minh câu tục ngữ:
” Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
a. Nêu Tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn.
b. Lập dàn ý cho bài văn.
c. Viết phần mở bài và kết bài.
Cho đề văn sau: Chứng minh câu tục ngữ:
” Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
a. Nêu Tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn.
b. Lập dàn ý cho bài văn.
c. Viết phần mở bài và kết bài.
Mở bài:
– Giới thiệu về vai trò của ca dao trong đời sống tình cảm của người dân Việt Nam
– Khái quát mảng ca dao nói về tình cảm gia đình, tình cảm dân tộc.
– Trích dẫn câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
– Nghĩa đen: Bầu, bí là loại cây leo khác nhau về hình dáng, màu sắc nhưng cùng là loại thân mềm, tuy khác nhau về giống nhưng cùng chung điều kiện sống, cùng chung một số phận ( cùng trên một dàn).
– Nghĩa bóng: Sống ở trên đời không ai giống ai, mỗi người một số phận, nhưng không nên vì vậy mà chia rẽ, mọi người hãy biết đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ, yêu thương nhau.
2. Nêu nguyên nhân của lời khuyên.
– Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam:
+ “Nhiếu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng.”
+ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”
+ “Lá lành đùm lá rách”
– Thực tiễn chứng minh nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh.
+ Góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống.
+ Tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.
3. Cách thức để thực hiện lời khuyên đó.
– Tự nguyện, chân thành, kịp thời, không tính toán vụ lợi.
– Giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
4. Chứng minh tính chất đúng đắn của lời khuyên đó.
– Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương…)
– Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.
III. Kết bài:
– Khái quát lại nội dung câu ca dao và khẳng định lại giá trị của nó: luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi dân tộc và thời đại
viết mở bài:
Từ bao đời nay, khi những người mẹ, người bà cất lên lời hát ru con ru cháu từ những câu ca dao quen thuộc, gần gũi, thì trong nôi, mỗi đứa trẻ đã được nghe về lòng yêu thương và sự gắn bó của con người Việt Nam trong cuộc sống. Bởi ca dao là tiếng nói của tâm hồn Việt, là sự ngợi ca truyền thống đoàn kết bao đời, mà từ đó, chúng ta có nguồn sức mạnh để vượt qua thiên tai, địch họa. Một trong những câu ca dao thân thương, gần gũi nhất với chúng ta: Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
viết kết bài:
Thế đấy, dù thời gian có trôi đi, những giá trị chân chính và đẹp đẽ của người Việt Nam cũng không bao giờ có thể phai mờ. Những giá trị ấy còn được lưu giữ trong lời ca dao, và tỏa sáng trong đời thường của người Việt Nam hôm nay, giúp cho đất nước ta ngày càng lớn mạnh, vững bền.