cho đoạn thơ: ” giờ cháu đã đi xa. có ngọn khói trăm tàu có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nh

cho đoạn thơ:
” giờ cháu đã đi xa. có ngọn khói trăm tàu
có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
sớm mai này bà nhóm bếp lửa lên chưa ?…”
từ nội dung đoạn thơ trên, em hãy viết văn nghị luận xã hội(khoảng 60 dòng trên tờ giấy thi) bàn về nội dung: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
ko coppy mạng, giải thích các chi tiết, từ ngữ trong nội dung
giúp e vs ạ 🙂

0 bình luận về “cho đoạn thơ: ” giờ cháu đã đi xa. có ngọn khói trăm tàu có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nh”

  1. Trong bài thơ Bếp lửa, những gì thân thiết của tuổi thơ người cháu là bà, là bếp lửa, là những hình ảnh của quê hương… Những hình ảnh đó đã in đậm trong cháu từ thuở ấu thơ. (Dẫn chứng)

    + Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin, là nơi chắp cánh ước mơ cho cháu…(Dẫn chứng)

    + Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên là nơi nâng đỡ…(Dẫn chứng)

    + Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ còn là quê hương, đất nước.

    – Đánh giá khái quát:

    + Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự, nhiều hình ảnh thơ đẹp…

    + Những hình ảnh, kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ người cháu đã có sức tỏa sáng, nâng đỡ cháu, là chỗ dựa, là nguồn cổ vũ động viên cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời cháu.

    + Bài thơ còn ngợi ca vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam, gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.

    Bình luận
  2. Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đó là những gì ta có ở xung quanh. Đó là những người thân yêu trong gia đình. Đó là bạn bè thân thiết. Đó là những kỷ niệm, kỉ vật thân thương như một cây lược, một chiếc bút… Đó là những gì vốn đã gắn bó sâu sắc với ta. Tất cả đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Nó trở thành điểm tựa, nguồn động lực, cho ta sức mạnh trong mỗi bước đường đời.Tuổi thơ người cháu gắn bó với bà, với bếp lửa. Mùi khói bếp cay sè cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày, trở thành một phần không thể quên của kí ức. Cứ nhớ đến quê hương, nhớ đến tưởi thơ là người cháu nhớ đến mùi khói bếp ấy. Khói bếp quê hương gọi nhớ đến cuộc sống bình dị, lam lũ và tàn khốc của những năm chiến tranh. Cái cay vì khói bếp của người cháu lúc bé thơ và cái cay bởi xúc động của người cháu đã trưởng thành khi nhớ về bà hòa quyện vào nhau. Quá khứ và hiện tại đồng hiện trên những dòng thơ. Điều này cho thấy, mùi khói bếp của bà có sức ám ảnh, làm lay động cả thế chất và tâm hồn cháu.Những câu thơ như lời đối thoại tâm tình, cháu trò chuyện với bà trong tâm tưởng. Và tất cả đều là sự bộc bạch của cháu dành cho người bà kính yêu. Hình ảnh của bà, hình ảnh của bếp lửa khiến cả bài thơ nhuốm phủ sắc bàng bạc của không gian hoài niệm, của tình bà cháu đẹp như trong chuyện cổ tích.

    #Khang

    Bình luận

Viết một bình luận