Cho đoạn thơ: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao.

By Eliza

Cho đoạn thơ:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
Câu 1: Tác giả nhắc tới hai lớp người: “người cầm súng” và “ người ra đồng”. Điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 2: Em hiểu như thế nào về hình ảnh “lộc”?
Câu 3: Tìm các biện pháp sử dụng trong khổ thơ và nêu tác dụng?
Câu 4: Xét về mặt cấu tạo, các từ “hối hả”, “xôn xao” thuộc kiểu từ gì? Theo em , việc sử dụng các từ đó có tác dụng như thế nào

0 bình luận về “Cho đoạn thơ: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao.”

  1. Bạn tham khảo

    Câu 1:

    -Tác giả nhắc tới hai lớp người: “người cầm súng” và “ người ra đồng”.

    =>Điều đó có ý nghĩa:Tượng trưng cho 2 nhiệm vụ chiến lược quan trọng

    +Chiến đấu bảo vệ tổ quốc 

    +Lao động sản xuất để xây dựng quê hương đất nước

    Câu 2:

    -Hình ảnh ẩn dụ lộc non thể hiện sự vươn lên sự phát triển mạnh mẽ của đất nước

    Câu 3:

    -Biện pháp tu từ: 

    +Ẩn dụ:  ”lộc”

    +Điệp ngữ ,so sánh:  ‘tất cả, như”

    +Điêp ngữ : ”Mùa xuân”

    =>Tác dụng :Góp phần làm cho đoạn thơ trở nên sinh động hấp dẫn người đọc , tăng sức gợi hình , sức biểu cảm .Tạo tính nhịp điệu cho đth

    Câu 4:

    -Xét về mặt cấu tạo, các từ “hối hả”, “xôn xao” thuộc kiểu ” từ láy ”

    =>Tác dụng :Tạo nhịp điệu,mùa xuân đã theo người lính ra trận ,người nông dân ra đồng họ đang gieo mùa xuân trên khắp mọi miền tổ quốc với khí thế tưng bừng rộn rã ”hối hả , xôn xao”

    Cna.204~~~Kirito

    Xin ctlhn

    Trả lời
  2. Câu `1:`

    – ” Người cầm súng và người ra đồng “: Hình ảnh của những con người trong mùa xuân hiện lên thật tuyệt đẹp. Đó là những người chiến sĩ nơi tiền tuyến đón địch, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ. Đó là người ra đồng – người nông dân nơi hậu phương, có nhiệm vụ lao động, và xây dựng đất nước.

    `->` Hai lực lượng tiêu biểu nhất, hai nhiệm vụ quan trọng nhất của đất nước lúc bấy giờ.

    Câu `2:`

    – Hình ảnh ” Lộc ” có `2` cách hiểu.

    + ” Lộc ” là nhành lá nguỵ trang trên lưng người lính ra trận, là lá mạ non trên ruộng nương người ra đồng.

    + ” Lộc ” còn là hình ảnh ẩn dụ cho thành quả trong chiến tranh và sản xuất. ” Lộc ” của người cầm súng là những chiên công vang dội. ” Lộc ” của người ra đồng là những mùa vàng bội thu. ” Lộc ” còn là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, cho sức sống mãnh liệt của vạn vật mùa xuân. Từ ý thơ đó, cho ta thấy được tác giả muốn nhấn mạnh những con người ấy chính là những người gieo mầm sự sống cho quê hương, chính họ đã làm nên mùa xuân đất nước.

    Câu `3:`

    * Các biện pháp tu từ:

    – Hoán dụ `->` nhấn mạnh `2` lực lượng tiêu biểu nhất, `2` nhiệm vụ quan trọng nhất của đất nước lúc bấy giờ là sản xuất và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    – Điệp ngữ: ” Mùa xuân ” `->` Mở ra một không gian tràn ngập sắc xuân và sức xuân.

    – Điệp ngữ, ẩn dụ: ” Lộc ” `->` nhấn mạnh vào những chiến công, những thành tựu của những con người gieo mầm sự sống cho quê hương, làm nền cho mùa xuân đất nước.

    – Điệp ngữ, so sánh ” Tất cả, như ” `->` Cùng kết hợp với các từ láy hối hả, xôn xao, đã tạo nên nhịp điệu tươi vui, rộn rã như một điệp khúc ngợi ca sức sống của mùa xuân. Qua đó, ta cảm nhạn được tinh thần phấn chấn, hồ hởi và không khí khẩn trương, tích cực, hăng say của những con người mùa xuân trong chiến đấu và lao động sản xuất để bảo vệ và xây dựng quê hương.

    Câu `4:` 

    – Xét về cấu tạo thì thuộc về kiểu từ láy ( âm đầu )

    `->` Ý nghĩa: Tạo nên nhịp điệu tươi vui, rộn rã như một điệp khúc ngợi ca sức sống của mùa xuân. 

    Trả lời

Viết một bình luận