cho đoạn thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then,đêm

cho đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then,đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Hát rằng:cá bạc biển đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
1.Chỉ ra không gian thời gian ở khổ thơ 1 trong bài thơ. Thông thường chúng ta chỉ thấy mặt trời xuống núi nhưng ở đây tác giả lại viết “mặt trời xuống biển ” em hãy lí giải vì sao?
2.Phân tích giá trị của phép tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ đầu của khổ 1.
3.Từ “lại” ở câu thơ thứ 3 có ý nghĩa gì?
4.Trong câu thơ “câu hát căng buồm cùng gió khơi” tác giả sử dụng phép tu từ gì? Qua đó em cảm nhận như thế nào về khung cảnh lao động trên biển.
5.Nêu công dụng của dấu hai chấm ở khổ thơ thứ 2.
6.Lời hát của người dân chài có ý nghĩa gì?
7.Viết 1 đoạn văn theo cách diễn dịch nêu cảm nhận của em về khổ thơ thứ nhất. Trong đoạn có sử dụng câu ghép, phép nối.

0 bình luận về “cho đoạn thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then,đêm”

  1. Câu 1 : 

    Không gian : trên biển 

    Thời gian : hoàng hôn 

    Câu 2 : Phép tu từ : so sánh + nhân hóa 

    => làm hình ảnh mặt trời trở nên sinh động , cụ thể , gợi cảm . làm cho sự vật gần gũi trở nên có hồn hơn 

    Câu 3 : 

    Ý nghĩa :công việc lạo động lặp đi lặp lại hàng ngày 

    Câu 4 : Ẩn Dụ 

    – Cảm Nhận : Niềm vui của người dân lao động trong khí thế hào hùng phấn khởi mang theo khúc hát lạc 

    Bình luận
  2. 1:Không gian:trên biển

    Thời gian:lúc hoàng hôn

    -Thông thường chúng ta chỉ thấy mặt trời xuống núi nhưng ở đây tác giả lại viết mặt trời xuống biển vì ở đây tác giả đang nói về biển cả nên dùng mặt trời xuống  biển hợp lí 

    2:Phép tu từ ở 2 câu thơ đầu của khổ 1 là so sánh và nhân hóa giúp ta thấy được cảnh lung linh huyền ảo lúc hoàng hôn trên biển

    3:Từ lại trong câu thơ thứ 3 đã cho ta thấy tính chất tiếp nói,đều đặn,thường xuyên trong công việc lao động làng chài ven biển

    4:Trong câu thơ “câu hát căng buồm cùng gió khơi” tác giả đã sử dụng phép tu từ là nhân hóa cho ta thấy được họ ra khơi với tinh thần đoàn kết,lạc quan,phấn khởi,khí thế của những con người lao động làm chủ thiên nhiên công việc và cuộc sống của mình

    Bình luận

Viết một bình luận