Cho đoạn thơ sau : ” Ngửa mặt lên nhìn mặt…. đủ làm ta giật mình” a, Hãy giải thích nghĩa của các từ “mặt” trong câu thơ trên.Từ “mặt” nào được dùng

Cho đoạn thơ sau : ” Ngửa mặt lên nhìn mặt…. đủ làm ta giật mình”
a, Hãy giải thích nghĩa của các từ “mặt” trong câu thơ trên.Từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa gốc từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa gốc từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển , chuyển theo phương thức nào ?
b, Hãy chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng
c, Viết đoạn văn 15 câu theo cách diễn dịch nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng phép lặp để liên kết và 1 câu bị động (gạch chân và chú thích)
d, Từ hiểu biết của em sau khi học xong bài thơ ” ánh trăng ” cùng với những hiểu biết xã hội em có suy nghĩ gì về quan niệm sống của giới trẻ ngày nay : sống cho riêng mình chỉ biết ngày nay không cần quá khứ bỏ qua tương lai . Bằng đoạn văn 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này
GIÚP MK VS MN

0 bình luận về “Cho đoạn thơ sau : ” Ngửa mặt lên nhìn mặt…. đủ làm ta giật mình” a, Hãy giải thích nghĩa của các từ “mặt” trong câu thơ trên.Từ “mặt” nào được dùng”

  1. a. Từ mặt (1) là nghĩa gốc, từ mặt (2) là nghĩa chuyển.

    – Từ “mặt” thứ nhất là mặt người

    – Từ “mặt” thứ hai là mặt trăng

    b. Các biện pháp tu từ

    • Biện pháp tu từ so sánh: cái gì rưng rưng như là đồng là bể, là sông, là rừng… Diễn tả niềm xúc động của tác giả khi những ngày tháng tuổi thơ trong quá khứ ùa về trong tâm trí của tác giả.
    • Nhân hóa: ánh trăng im phăng phắc. Trăng như một con người, thái độ im lặng vừa như trách móc, vừa nghiêm khắc phê bình kẻ vô tình bỏ quên quá khứ nghĩa tình, bỏ quên tri kỉ

    c.

    Trong khổ thơ thứ 5, vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên đã gợi ra bao kỷ niệm nghĩa tình. Phải đột ngột như thế, phải bất ngờ như thế, vầng trăng mới làm thức dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc:

    “Ngửa mặt lên nhìn mặt
    có cái gì rưng rưng
    như là đồng là bể
    như là sông là rừng”                                                     

    Nhà thơ lặng lẽ đối diện với vầng trăng trong tư thế lặng im có phần thành kính: “ngửa mặt lên nhìn mặt”. Từ “mặt” cuối câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa dạng nghĩa của ý thơ. Đối diện với trăng, nhà thơ làm thức tỉnh tình cảm, lương tâm con người: như nhìn thấy cả mặt trong đó và tư vấn lương tâm, hổ then, ân hận về sự thay đổi của mình. Cuộc đối thoại không lời trong khoảnh khắc ấy đã làm nhà thơ “rưng rưng” xúc động vì quá khứ vất vả, gian lao nhưng tràn ngập niềm vui cùng với trăng, với thiên nhiên bấy lâu tưởng đã lãng quên bỗng ùa về trong nỗi nhớ khiến nhà thơ nghẹn ngào… Trong xuyên suốt bài thơ, mang ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống chính là vầng trăng. Vầng trăng đâu chỉ làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên, của quê hương đất nước, mà còn đánh thức trong tâm trí con người bao kỷ niệm hồn nhiên của thời tuổi nhỏ, bao kỷ niệm nghĩa tình của một thời gian lao chiến đấu. Cuộc sống hiện tại như ngừng lại để con người soi vào quá khứ, vào một thời họ đã lãng quên. Con người có cơ hội soi vào chính mình, nhận lấy lỗi lầm. Có quá khứ xa và gần, có đất nước và quê hương, thiên nhiên và cuộc sống, lao động và chiến đấu, có tâp thể và cá nhân. Trăng còn được tác giả miêu tả nhằm gợi lên hình ảnh của hiện tại, sự giàu đẹp, nỗi gian lao, vất vả còn phải phấn đấu, niềm tin và hy vọng, sự hùng vĩ của thiên nhiên đất nước và sức mạnh của con người trong cuộc sống thông qua một loạt các điệp từ “như là” cùng nhịp thơ dồn dập, các hình ảnh liệt kê: “như là đồng là bể”, “như là sông là rừng”. Tất cả làm cho người đọc thực sự xúc động và hoà chung cảm xúc với trữ tình của bài thơ.

    – Phép lặp: vầng trăng

    – Câu bị động: Trăng còn được tác giả miêu tả nhằm gợi lên hình ảnh của hiện tại, sự giàu đẹp, nỗi gian lao, vất vả còn phải phấn đấu, niềm tin và hy vọng, sự hùng vĩ của thiên nhiên đất nước và sức mạnh của con người trong cuộc sống thông qua một loạt các điệp từ “như là” cùng nhịp thơ dồn dập, các hình ảnh liệt kê: “như là đồng là bể”, “như là sông là rừng”.

    d. 

    Trên thực tế, một bộ phận giới trẻ ngày nay đang theo đuổi quan điểm sống: sống cho riêng mình, chỉ biết ngày nay không cần quá khứ, bỏ qua hiện tại. Thật vậy, đây là một lối sống cần báo động của một bộ phận người trẻ ngày nay vì nó để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thực trạng của hiện tượng này là lớp trẻ này sống vui chơi sa đọa, tận hưởng hết mình cho hiện tại, không ép mình vào bất cứ cái khuôn nào mà chỉ thích vui chơi. Hiện tượng này cũng giống như cây cối chỉ biết vươn cái rễ của mình ở sát tầng mặt nông của đất, hút sạch chất dinh dưỡng ở đây no nê cho qua ngày. Hậu quả là đến khi thời tiết địa chất thay đổi, những cây này không kịp thích ứng với sự biến đổi ấy ngay lập tức sẽ chết đi, trả giá cho những tháng ngày vui chơi thỏa thích của mình. Những người trẻ này sống vui chơi thả phanh, không ép bản thân vào bất cứ khuôn khổ nào, không chịu phát triển bản thân. Hậu quả sẽ là những người ấy sẽ không kịp thích ứng với xã hội khi xã hội thay đổi từng ngày từng giờ như hiện tại. Họ bỏ mặc quá khứ, không quan tâm mình xuất phát điểm từ đây cũng như không xây dựng cho mình bất cứ cái đích nào để hướng tới trong tương lai. Lối sống nuông chiều bản thân như vậy chính là điều đáng báo động cho bất cứ bạn trẻ nào. Tóm lại, lối sống chỉ biết cho hiện tại, bỏ mặc quá khứ và không cần tương lai là lối sống cần bài trừ trong giới trẻ hiện nay để các em có thể cống hiến cho bản thân, gia đình và xã hội.

     

    Bình luận

Viết một bình luận