Cho đoạn thơ sau:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mẩy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo quy nạp làm rõ những phẩm chất của kiều ở đoạn thơ trên.trong đoạn có sử dụng câu bị động và lời dẫn trực tiếp
Ở lầu Ngưng Bích, Kiều tưởng tượng chàng Kim nơi phương xa vẫn đinh ninh Kiều vẫn còn nhớ lời thề non hẹn biển với chàng dưới đêm trăng hôm nào mà ngày ngày ngóng trông, đợi chờ tin tức của nàng một cách uổng công, vô ích. Mặc dù xa chàng Kim nhưng Kiều vẫn dành trọn cho chàng tấm lòng thủy chung, son sắt không bao giờ phai nhòa. Song, mỗi khi nhớ đến chàng Kim, Kiều vẫn cảm thấy đau đớn, xót xa khi tấm lòng son đã bị vùi dập, hoen ố, biết khi nào mới gột rửa hết vẩn đục của trần gian. Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” là lời hẹn thề thủy chung và cũng là tiếng kêu đau thương não lòng. Các động từ “tưởng”, “trông”, “chờ”, “gột rửa”, “phai” đã liên kết thành hệ thống ngôn ngữ độc thoại nội tâm, biểu đạt tâm trạng của Thúy Kiều và nhấn mạnh tấm lòng thủy chung của Thúy Kiều. Xót xa cay đắng bao nhiêu khi nghĩ đến người mình yêu thương, Kiều cũng cảm thấy xót thương bấy nhiêu khi nghĩ về cha mẹ. Kiều xót xa khi nghĩ đến cảnh cha mẹ đã già yếu mà mỗi sớm, mỗi chiều tựa cửa khắc khoải ngóng trông tin tức của nàng. Nàng băn khoăn, luôn tự hỏi lòng: Không biết nơi quê nhà hiện ai là người đang chăm sóc cha mẹ và nàng tưởng tượng nơi quê nhà đã có nhiều đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là “gốc tử đã vừa người ôm”. Điều đó đồng nghĩa với việc cha mẹ ngày thêm già, sức thêm yếu. Lúc này, cha mẹ cần sự chăm nom, đỡ đần của con cái mà Kiều lại sống tha hương. Là người con hiếu thảo, nghĩ đến điều đó, Kiều càng cảm thấy xót xa. Trong hoàn cảnh hiện tại Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ bản thân, nghĩ cho người thân yêu. Qua nỗi nhớ về chàng Kim và cha mẹ, ta thấy được Kiều là người yêu chung thủy, người con hiếu thảo, người còn lòng vị tha đáng trọng.
+) Phép lặp: Kiều, cha mẹ, chàng Kim ..
Đoạn văn trên được trích từ Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du .Qua đoạn văn tả thế trước hết cô Kiều là một người tình chung thủy. Dù đã bán mình chuộc cha nhưng lòng nặng lúc nào cũng nhớ về Kim Trọng .Kiều nhớ về những kỉ niệm tươi đẹp cũng chẳng Kim với Những Lời Thề Non Hẹn Biển. Càng nhớ lại càng đau khổ vì cô cảm thấy chính mình đã phủ bạc tình yêu của Kim Trọng. Lúc này đây chiều đang lo lắng cho Kim Trọng có lá ở nơi quê nhà tranh cũng đang tìm kiếm mong ngóng tin tức của việc từng ngày bên cạnh đó ta còn thấy trời là một người con hiếu thảo. Phải bán mình chuộc cha và em nhưng nàng không hề oán hận mà Luôn lo lắng cho cha mẹ ở quê nhà. Trước kia thì còn ở nhà Kiều là người ủ ấm giường, là người quạt cho cha mẹ mỗi khi nóng bức.Nay nàng đâu đã đã rời xa gia đình nên lúc nào cũng đau đớn không biết ai sẽ thay mình chăm sóc mẹ cha . Nỗi nhớ thương của Kiều được gửi gắm trong những vần thơ lục bát càng khiến người đọc xót xa, tiếc nuối .Như vậy qua đoạn thơ trên ta thấy Kiều không chỉ là một người tình chung thủy mà còn là một người con mực rất mực hiếu thảo