Cho đoạn trích: “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay

Cho đoạn trích:
“Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được…Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ…Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài”
(Làng – Kim Lân)
1. Em hãy phân tích giá trị đặc sắc trong cách miêu tả tâm lý nhân vật ở đoạn trích trên.
2. Tại sao truyện ngắn Làng được gọi là truyện có cốt truyện tâm lý? Tâm lý của nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên xuất phát từ tình huống nào của truyện?
3. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai tiếp theo đoạn văn trên đến hết đoạn trích trong SGK có gì đặc biệt. Em hãy phân tích diễn biến đó.
4. Kể tên 2 tác phẩm văn xuôi đã học trong chương trình THCS nói về chủ đề tình yêu quê hương đất nước?

0 bình luận về “Cho đoạn trích: “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay”

  1. Câu 1:

    – Đoạn trích trên trích trong tác phẩm “Làng”

    – Do Kim Lân sáng tác.

    Câu 2:

    – Những từ láy tượng thanh có trong đoạn trích: trằn trọc, bủn nhủn, léo xéo, thình thịch.

    – Những từ láy đó đã giúp bộc lộ tâm trạng của nhân vật ông Hai: đó là tâm trạng đau đớn, xót xa, phẫn uất.

    – Ông Hai lại có tâm trạng đó vì

    + Ông là người yêu làng, luôn tự hào về làng.

    + Nhưng khi nghe tin làng mình theo Việt gian, ông đã không khỏi bàng hoàng và trong tâm trí ông nảy sinh ra biết bao cảm xúc.

    Câu 3:

    Truyện ngắn “Làng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân, đã tạo một dấu ấn riêng trong lòng người đọc. Bởi lẽ truyện đã tái hiện chân thực hình ảnh của nước Việt Nam trong bối cảnh trước cách mạng tháng Tám. Hơn thế nữa, truyện đã đem đến cho chúng ta hình ảnh những người nông dân thật thà, chất phác, yêu nước, yêu làng và luôn tự hào về làng. Đó là ông Hai. Khi biết mình phải rời xa làng Chợ Dầu, ông đau đớn thậm chí là không muốn đi. Khi đến nơi di cư, ông không khỏi tự hào mình là người làng chợ Dầu nhưng khi nghe tin làng theo Việt gian, ông đau đớn, giằng xé, có những diễn biến tâm lí hết sức phức tạp. Hơn thế nữa, khi nghe ông chủ tịch tỉnh đính chính lại sự việc “Làng Chơ Dầu theo Việt gian là không chính xác”, trong ông Hai như tự hào, yêu làng hơn. Chưa dừng lại ở đó, truyện còn được viết bởi ngòi bút độc đáo, sáng tạo của Kim Lân. Tác giả đã sử dụng nhiều thủ pháp tiêu biểu để làm câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. Thật vậy, “Làng” là một trong những tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Nếu ai chưa đọc thì hãy dành chút thời gian để nghiền ngẫm về nó.

    Nếu thấy đúng thì cho mk xin ctlhn nhé

    Bình luận

Viết một bình luận