Cho đoạn trích sau: “Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền

Cho đoạn trích sau:
“Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo,… Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.
– Này, thầy nó ạ.
Ông Hai nằm rũ trên giường không nói gì.
– Thầy nó ngủ rồi à?
– Gì?
Ông lão khẽ nhúc nhích.
– Tôi thấy người ta đồn …
Ông lão gắt lên
– Biết rồi!
Bài Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt”.
(Trích Làng – Kim Lân)
Câu 1: Dấu chấm lửng trong câu “Tôi thấy người ta đồn…” có tác dụng gì? Sự việc mà bà Hai nghe “người ta đồn” là sự việc nào?
Câu 2: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì?
Câu 3: Trong cuộc đối thoại trên, có những phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm? Theo em, việc tác giả để cho nhân vật vi phạm các phương châm hội thoại này nhằm mục đích gì?
Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận Tổng – Phân – Hợp phân tích tâm trạng ông Hai kể từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một phép nối liên kết.
Câu 5: Từ văn bản trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày những suy nghĩ của mình trong khoảng nửa trang giấy thi về tình yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ ngày nay.

0 bình luận về “Cho đoạn trích sau: “Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền”

  1. Câu 1:

    – Tác dụng: Diễn tả lời nói bị ngắt ra thành từng quãng, thể hiện tâm trạng lo sợ của bà Hai 

    – Việc Bà Hai nghe người ta đồ việc làng Chợ Dầu là Việt gian.

    Câu 2:

    – Đoạn trích này nằm ở tình huống sau khi Ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu là Việt gian.

    – Ý nghĩa: Thể hiện tâm trạng ủ rũ, bế tắc trước khung cảnh yên lặng đến đáng sợ, Giúp ông Hai bộc lộ được tình yêu làng cũng như tinh thần trung thành với cách mạng của ông. Qua đây, Kim Lân muốn khẳng định vẻ đẹp của tinh thần yêu nước, yêu làng của những người nông dân Việt Nam.

    Câu 3:

    – Phương châm hội thoại bị vi phạm là phương châm lịch sự và phương châm về chất

    – Ý nghĩa: Thể hiện tâm trạng ủ rũ, bế tắc của ông Hai khi đối diện với “tin dữ” ấy để khắc họa tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, rõ ràng của nhân vật.

    *Chúc cậu đỗ NV1*

    Bình luận
  2. Câu 1:

    – Tác dụng: Diễn tả lời nói bị ngắt ra thành từng quãng (Bà Hai bị Ông Hai ngắt lời).

    – Việc Bà Hai nghe người ta đồn : là việc làng Chợ Dầu Việc gian theo giặc.

    Câu 2:

    – Vị trí: nằm ở tình huống sau khi Ông Hai bất ngờ nghe tin Chợ Dầu theo giặc.

    – Ý nghĩa: Thử lòng nhân vật diễn vào tình huống gay cấn để thách thức tình yêu làng, yêu nước sâu sắc ở Ông Hai.

    Câu 3:

    – Phương châm hội thoại bị vi phạm: phương châm về chất, phương châm lịch sự.

    – Ý nghĩa: Nói lên tâm trạng của Ông hai khi đang gặp tình huống đó (thất vọng, nghiền nát, khổ đau…)

    `->` Khắc họa tình yêu làng, yêu nước, đồng bào tổ quốc khôn ngoan, sâu sắc của nhân vật.

    Bình luận

Viết một bình luận