Cho đoạn văn sau :
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
a, Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai? Văn bản được viết trong thời kì nào? Tìm luận điểm của đoạn văn?
b, Tìm trạng ngữ có trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó?
c, Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng hình ảnh nào để so sánh với tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Theo em, việc sử dụng hình ảnh đó có tác dụng gì?
Trả lời: a/Trích trong văn bản : tinh thần yêu nước của nhân dân ta . Tác giả : Hồ Chí Minh b/ Trạng ngữ ttong đoạn văn trên : từ xưa đến nay ; mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng .-ý nghĩa của trạng ngữ đó là nói lên được tình cảnh giặc ngoại xâm lấn chiếm qua bao thời gian . C/ Tác giả sử hình ảnh : nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ để so sánh với tinh thần yêu nc của nhân dân ta . Theo em việc sử dụng hình ảnh đó có tác dụng là làm nổi bật được sự so sánh ngang bằng từ làn sóng giống tinh thần yêu nc .
a) Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”-Hồ Chí Minh. Văn bản được viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Luận điểm đoạn văn là: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền
thống quý báu của ta”
b) -Trạng ngữ:” Từ xưa đến nay”
– Tác dụng: Nhấn mạnh tinh thần yêu nước của dân ta đã tồn tại từ lâu
đời và kéo dài cho đến tận ngày nay.
c) Tác giả sử dụng hình ảnh “làn sóng”
Để so sánh vs tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Theo em, đây là một hình ảnh so sánh hết sức độc đáo và tài tình. Nó đã thể hiện ấn tượng sức mạnh to lớn như vũ bão của sức mạnh dân tộc Việt Nam có khả năng đánh tan bất cứ thế lực thù địch nào đe dọa độc lập chủ quyền, bờ cõi.