Cho đoạn văn sau: “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (…).

Cho đoạn văn sau:
“Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (…). Mặt đất đó kiệt sức bỗng thức dậy, õu yếm đón lấy nhữ iọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đó mang lại cho Chúng cỏi sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.”
Hãy xác định các biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên và nêu 3 tác dụng của

0 bình luận về “Cho đoạn văn sau: “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (…).”

  1. – phép so sánh: câu 2: mưa rơi như nhảy nhót
    – phép nhân hoá:
    + câu 3: hạt mưa biết nối tiếp nhau rơi xuống đất
    + câu 4: mặt đất bị kiệt sức, biết thức dậy, biết âu yếm như con người
    + câu 5: đất trời biết cần mẫn
    + câu 6: mưa xuân biết mang lại, biết trả nghĩa, …
    – phép liệt kê: mưa, đất trời, cây cỏ, …
    => tác dụng: làm cho đoạn văn miêu tả thêm hấp dẫn, chân thực hơn, các hình ảnh trong đoạn văn thêm sinh động, có các cử chỉ như con người

    Bình luận
  2. – Biện pháp tu từ :

    +) Nhân hóa ( sự vật được nhân hóa : mưa, đất trời, cây cỏ)

    ⇒ Tác dụng : Làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm hơn . Làm cho hình ảnh thiên nhiên trở nên gần gũi, thân thiết với con người.

    +) So sánh ( Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót)

    ⇒ Tác dụng : Làm cho người đọc hình dung ra được hình ảnh những hạt mưa nhí nhảnh, thi nhau rơi xuống mặt đất một cách êm dịu

    Bình luận

Viết một bình luận