Cho dung dịch A có pH = 2, dung dịch B có pH = 10. Tính thể tích dung dịch A cần trộn với 300ml dung dịch B để thu được dung dịch C có pH bằng: a = 3;

Cho dung dịch A có pH = 2, dung dịch B có pH = 10. Tính thể tích dung dịch A cần trộn với 300ml dung dịch B để thu được dung dịch C có pH bằng: a = 3; b = 9; c = 7.

0 bình luận về “Cho dung dịch A có pH = 2, dung dịch B có pH = 10. Tính thể tích dung dịch A cần trộn với 300ml dung dịch B để thu được dung dịch C có pH bằng: a = 3;”

  1. Gọi thể tích của dung dịch A là x.

    Dung dịch A có pH=2 suy ra \([{H^ + }] = {10^{ – 2}} \to {n_{{H^ + }}} = {10^{ – 2}}x\)

    Dung dịch B có pH=10 nên có tính kiềm, suy ra pOH=4.

    \( \to [O{H^ – }] = {10^{ – 4}} \to {n_{O{H^ – }}} = {10^{ – 4}}.0,3 = {3.10^{ – 5}}{\text{ mol}}\)

    Phản ứng xảy ra:

    \({H^ + } + O{H^ – }\xrightarrow{{}}{H_2}O\)

    Dung dịch tạo thành có thể tích là x+0,3 lít.

    TH1:

    Nếu pH=3 suy ra \({H^ + }\) dư.

    \( \to [{H^ + }] = {10^{ – 3}} \to {n_{{H^ + }}} = {10^{ – 3}}(x + 0,3) = {10^{ – 2}}x – {3.10^{ – 5}} \to x = 0,0367\) lít

    TH2:

    Nếu pH=9 suy ra \(O{H^ – }\) dư.

    \( \to pOH = 5 \to [O{H^ – }] = {10^{ – 5}} \to {n_{O{H^ – }}} = {10^{ – 5}}.(x + 0,3) = {3.10^{ – 5}} – {10^{ – 2}}x \to x = {2,6973.10^{ – 3}}\) lít

    TH3:

    Nếu pH=7 thì dung dịch trung tính, phản ứng trung hòa hoàn toàn

    \( \to {10^{ – 2}}x. = {3.10^{ – 5}} \to x = {3.10^{ – 3}}\) lít

    Bình luận

Viết một bình luận