Cho đường thẳng (d) y =(m-2)x+n với m khác 2 Tìm các giá trị của m và n trong các trường hợp sau a) đường thẳng (d) đi qua 2 điểm A(-1:2) và B(3:4)

Cho đường thẳng (d) y =(m-2)x+n với m khác 2
Tìm các giá trị của m và n trong các trường hợp sau
a) đường thẳng (d) đi qua 2 điểm A(-1:2) và B(3:4)
b) đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 5
c) đường thẳng (d) cắt đường thẳng 2y +x -3 =0 tại một điểm trên trục tung và đi qua điểm (1;0)
d) đường thẳng (d) song song với đường thẳng 3x – 2y =1 và đi qua điểm (0;3)
e) đường thẳng (d) trùng với đường thẳng y -2x +3 = 0
Giúp mình ngay với ạ :)) mình cần gấp

0 bình luận về “Cho đường thẳng (d) y =(m-2)x+n với m khác 2 Tìm các giá trị của m và n trong các trường hợp sau a) đường thẳng (d) đi qua 2 điểm A(-1:2) và B(3:4)”

  1. Đáp án:

     a) \(\left\{ \begin{array}{l}
    m = \dfrac{5}{2}\\
    n = \dfrac{5}{2}
    \end{array} \right.\)

    Giải thích các bước giải:

     a) Do đường thẳng (d) đi qua 2 điểm A(-1:2) và B(3:4)

    ⇒ Ta có hệ phương trình

    \(\begin{array}{l}
     \to \left\{ \begin{array}{l}
    2 =  – \left( {m – 2} \right) + n\\
    4 = 3\left( {m – 2} \right) + n
    \end{array} \right.\\
     \to \left\{ \begin{array}{l}
     – m + n = 0\\
    3m + n = 10
    \end{array} \right.\\
     \to \left\{ \begin{array}{l}
    m = \dfrac{5}{2}\\
    n = \dfrac{5}{2}
    \end{array} \right.
    \end{array}\)

    b) Do đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3

    ⇒ Thay x=0 và y=3 vào (d) ta được

    \(\begin{array}{l}
     \to 3 = \left( {m – 2} \right).0 + n\\
     \to n = 3
    \end{array}\)

    Do đường thẳng (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 5

    ⇒ Thay x=5 và y=0 vào (d) ta được

    \(\begin{array}{l}
     \to 0 = \left( {m – 2} \right).5 + 3\\
     \to m = \dfrac{7}{5}
    \end{array}\)

    c) Do đường thẳng (d) cắt đường thẳng 2y +x -3 =0 hay \(y = \dfrac{{3 – x}}{2}\) tại một điểm trên trục tung

    ⇒ Thay x=0 vào đương thẳng \(y = \dfrac{{3 – x}}{2}\) ta được

    \(y = \dfrac{{3 – 0}}{2} = \dfrac{3}{2}\)

    Thay x=0 và \(y = \dfrac{3}{2}\) vào (d) ta được

    \(\begin{array}{l}
    \dfrac{3}{2} = \left( {m – 2} \right).0 + n\\
     \to n = \dfrac{3}{2}
    \end{array}\)

    Mà (d) đi qua (1;0)

    ⇒ Thay x=1 và y=0 vào (d) ta được

    \(\begin{array}{l}
    0 = \left( {m – 2} \right).1 + \dfrac{3}{2}\\
     \to m = \dfrac{1}{2}
    \end{array}\)

    d) Do (d) song song với đường thẳng \(y = \dfrac{{3x – 1}}{2}\)

    \(\begin{array}{l}
     \to \left\{ \begin{array}{l}
    m – 2 = \dfrac{3}{2}\\
    n \ne  – \dfrac{1}{2}
    \end{array} \right.\\
     \to \left\{ \begin{array}{l}
    m = \dfrac{7}{2}\\
    n \ne  – \dfrac{1}{2}
    \end{array} \right.
    \end{array}\)

    Mà (d) đi qua (0;3)

    ⇒ Thay x=0 và y=3 vào (d) ta được

    \(\begin{array}{l}
    3 = \left( {m – 2} \right).0 + n\\
     \to n = 3
    \end{array}\)

    e) Do (d) trùng với đường thẳng \(y = 2x – 3\)

    \(\begin{array}{l}
     \to \left\{ \begin{array}{l}
    m – 2 = 2\\
    n =  – 3
    \end{array} \right.\\
     \to \left\{ \begin{array}{l}
    m = 4\\
    n =  – 3
    \end{array} \right.
    \end{array}\)

    Bình luận

Viết một bình luận