cho đường tròn(O) đường kính AB., dây CF vuông góc với OA tại H. gọi I là trung điểm của CH , AI cắt đường tròn tại D. gọi M là giao của AC và BD, N l

cho đường tròn(O) đường kính AB., dây CF vuông góc với OA tại H. gọi I là trung điểm của CH , AI cắt đường tròn tại D. gọi M là giao của AC và BD, N là giao của AD và BC , K là trung điểm của MN
a) cminh KC là tiếp tuyến của đường tròn (O)
b) gọi P là giao của KC với tiếp tuyến tại A của (O). cminh B,I,P thẳng hàng

0 bình luận về “cho đường tròn(O) đường kính AB., dây CF vuông góc với OA tại H. gọi I là trung điểm của CH , AI cắt đường tròn tại D. gọi M là giao của AC và BD, N l”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Bạn tự vẽ hình nha.

    $a)$ Gọi $MN∩AB=E$

    Thấy $ΔABC$ nội tiếp $(O)$ đường kính $AB$

    $⇒ΔABC$ vuông tại $C⇒AC⊥BC⇒AM⊥BC$

    Thấy $ΔABD$ nội tiếp $(O)$ đường kính $AB$

    $⇒ΔABD$ vuông tại $D⇒AD⊥BD⇒AD⊥BM$

    Xét $ΔAMB$ có:

    $AM⊥BC⇒BC$ là đường cao

    $AD⊥BM⇒AD$ là đường cao

    Do $3$ đường cao trong $1$ tam giác cắt nhau tại $1$ điểm mà $AD∩BC=N$

    $⇒N$ là trực tâm $ΔABM$

    $⇒MN$ là đường cao $⇒MN⊥AB$ tại $E$

    Xét $ΔMCN$ vuông tại $C$ có $K$ là trung điểm $MN$

    $⇒CK$ là đường trung tuyến ứng với $MN$

    `⇒CK=MK=NK=\frac{1}{2}MN⇒ΔCKN` cân tại $K$

    $⇒∠KCN=∠KNC$

    Do $∠ENB$ và $∠CNK$ đối đỉnh

    $⇒∠ENB=∠CNK=∠KCN$

    Ta có: $OC=OB$ (cùng là bán kính $(O)$)

    $⇒ΔOCB$ cân tại $O⇒∠OCB=∠OBC=∠NBE$

    Xét $ΔNEB$ vuông tại $E$

    $⇒∠ENB+∠EBN=90^o⇒∠KCN+∠OCB=90^o$

    $⇒∠KCO=90^o⇒KC⊥CO$

    $⇒KC$ là tiếp tuyến $(O)(đpcm)$

    $b)$ Gọi $PB∩CH=I’$

    Kẻ tiếp tuyến tại $B$ của $(O)$ cắt $PK$ tại $G$

    $⇒BG⊥AB$

    Do $AP$ là tiếp tuyến $(O)⇒AP⊥AB$ 

    Mà $CH⊥AB(GT)⇒AP////CH////GB$

    $⇒I’H////AB;I’C////GB$

    Do $AP;PC$ là tiếp tuyến $(O)⇒AP=PC(1)$

          $CG;GB$ là tiếp tuyến $(O)⇒CG=GB(2)$

    Xét $ΔAPB$ có `I’H//AB⇒\frac{I’H}{AP}=\frac{I’B}{BP}(3)` (hệ quả định lí Ta-lét)

          $ΔPGB$ có $I’C////GB$

    `⇒\frac{I’B}{BP}=\frac{CG}{PG}(4)` (định lí Ta-lét) và `\frac{PC}{PG}=\frac{I’C}{BG}(*)` (hệ quả định lí Ta-lét)

    Từ `(*)⇒\frac{BG}{PG}=\frac{I’C}{PC}(5)`

    Từ $(1);(2);(3);(4);(5)⇒I’C=I’H$

    $⇒I’$ là trung điểm $CH$

    Mà $I$ là trung điểm $CH⇒I≡I’$

    Mà $I’∈BP⇒I∈BP$

    $⇒B,I,P$ thẳng hàng (đpcm)

    Bình luận

Viết một bình luận