Cho em hỏi ạ, mai em thi : 1. Ngô Quyền dựng nền độc lập tự chủ như thế nào? Em hãy vẽ và nêu nhận xét bộ máy nhà nước thời Ngô? 2. Hãy giải thích tại

Cho em hỏi ạ, mai em thi :
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập tự chủ như thế nào? Em hãy vẽ và nêu nhận xét bộ máy nhà nước thời Ngô?
2. Hãy giải thích tại sao 3 lần chiến thắng quân Mông- Nguyên?
3. Em hãy nêu ý nghĩa và tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly?
50 điểm ạ~~

0 bình luận về “Cho em hỏi ạ, mai em thi : 1. Ngô Quyền dựng nền độc lập tự chủ như thế nào? Em hãy vẽ và nêu nhận xét bộ máy nhà nước thời Ngô? 2. Hãy giải thích tại”

  1. 1.

    -Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, bãi bỏ chức Tiết độ sứ, đóng đô ở Cổ loa.

    -Xây dựng triều đình mới:(lớn đến nhỏ)

    Trung ương->địa phương->châu->thứ sử

    Triều đình->vua->quan văn, quan võ

    =>Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền

    Bộ máy tuy còn đơn sơ nhưng đã khẳng định đc chủ quyền dân tộc ta.

    2.

    -Nguyên nhân thắng lợi:

    +Có tinh thần đoàn kết, dũng cảm chiến đấu, tinh thần yêu nước nồng nàn, quyết tâm chống giặc.

    +Có sự lãnh đạo sáng suốt của nhà Trần.

    +Có sự chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng.

    +Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ vương triều.

    -Ý nghĩa:

    +Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc.

    +Khẳng định chủ quyền dân tộc, nâng cao lòng tự cường, củng cố niềm tin cho dân.

    +Góp phần tạo nên truyền thống cao đẹp, bài học quý giá cho dân tộc.

    +Góp phần ngăn chặn cuộc chiến của Mông-Nguyên với Nhật Bản và Triều Tiên.

    3,

     Chính trị:cải tổ hàng ngũ võ quan, đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn. Quy định cách làm việc của chính quyền các cấp.

    -Kinh tế, tài chính: phát hành tiền giấy,ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế.

    -Xã hội:uBan hành chế độ hạn nô.

    -Văn hóa giáo dục:+Bắt các nhà sư chưa 50 tuổi pk hoàn tụng.

                                    +Dịch chữ Hán sang chữ Nôm, sửa đổi chế độ thi cư,học tập.

    -Quân sự:Tăng cường các biện pháp củng cố quốc phồng: tăng quân, sản xuất vũ khí mới, xây dựng Tây Đô, Đa Bang để thủ.

    Ý nghĩa, tác dụng:

    -Đưa nước thoát khỏi khủng hoảng, hạn chế ruộng đất tư->tăng thu nhập. 

    -Làm suy yếu nhà Trần

    -Văn hóa,giáo dục tiến bộ.

    Bình luận
  2. 1

    Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. Hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đã chấm dứt. Nền độc lập và chủ quyền của đất nước được giữ vững.

    * Những việc làm của Ngô Quyền:

    – Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình mới ở trung ương. Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự;

    – Đặt ra các chức quan văn, võ, quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp.

    – Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh), Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu (Phú Thọ)…

    => Đất nước được yên bình.

    * Nhận xét: Nền quân chủ mang tính chất sơ khai, đặt nền móng cho quốc gia thống nhất sau này.

    2

    Nguyên nhân thắng lợi:

    Được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân và các thành phần dân tộc 

    Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

    Tinh thần đoàn kết, chiến đấu, hy sinh của toàn quân, toàn dân ta.

    Có người chỉ huy tài giỏi

    Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

    Ý nghĩa lịch sử

    Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông- Nguyên, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ

    Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù

    Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác

    Góp phần xây đắp truyền thống quân sự của Việt Nam, để lại nhiều bài học quý giá

    3

    Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
    Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
    Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân

    Bình luận

Viết một bình luận