Cho hình chóp S.ABCD đường cao SA, đáy là hình chữ nhật có AB = 2a BC = a, cạnh bên SB hợp với đáy 1 góc 60 độ H là hình chiếu của A trên SB Tính kho

Cho hình chóp S.ABCD đường cao SA, đáy là hình chữ nhật có AB = 2a BC = a, cạnh bên SB hợp với đáy 1 góc 60 độ H là hình chiếu của A trên SB Tính khoảng cách từ H đến (SCD)

0 bình luận về “Cho hình chóp S.ABCD đường cao SA, đáy là hình chữ nhật có AB = 2a BC = a, cạnh bên SB hợp với đáy 1 góc 60 độ H là hình chiếu của A trên SB Tính kho”

  1. Ta có A là hình chiếu của S lên mặt phẳng (ABCD)

    Vậy góc giữa SB và mặt phẳng (ABCD) chính là góc giữa SB và BA.

    Do đó

    $\widehat{SBA} = 60^{\circ}$

    Xét tam giác vuông SAB ta có

    $SA = AB . \tan(SBA) = 2a\sqrt{3}$

    Khi đó, sử dụng Pytago ta có

    $SB = \sqrt{SA^2 + AB^2} = 4a$

    Áp dụng hệ thức lượng ta có

    $SA^2 = SH.SB$

    Do đó $SH = 3a$

    Vậy

    $\dfrac{d(H, (SCD))}{d(B, (SCD))} = \dfrac{SH}{SB} = \dfrac{3}{4}$

    Do đó 

    $d(H, (SCD)) = \dfrac{3}{4} d(B, (SCD))$

    Lại có AB//CD nên

    $d(B,(SCD)) = d(A, (SCD))$

    Do tứ giác ABCD là hình chữ nhật nên $CD \perp AD$.

    Lại có $CD \perp SA$. Do đó $CD \perp (SAD)$

    Hạ $AK \perp SD$. Suy ra $CD \perp AK$.

    Vậy $AK \perp (SCD)$

    Suy ra

    $d(A, (SCD)) = AK$

    Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác SAD ta có

    $\dfrac{1}{AK^2} = \dfrac{1}{SA^2} + \dfrac{1}{AD^2}$

    Vậy

    $AK = \dfrac{2a\sqrt{39}}{13}$

    Do đó

    $d(H, (SCD)) = AK . \dfrac{3}{4} = \dfrac{3a\sqrt{39}}{26}$

    Bình luận

Viết một bình luận