Cho luận điểm ” Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương , giàu lòng tự trọng và đức hi sinh “. a, Lập dàn ý b, Viết đoạn văn mở

Cho luận điểm ” Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương , giàu lòng tự trọng và đức hi sinh “.
a, Lập dàn ý
b, Viết đoạn văn mở bài.
c, Viết đoạn văn kết bài.
Mong mọi người giúp em vs ạ. Hứa cho CTLHN + 5 sao + Cảm mơm cho ai nhanh và đúng ạ!!!

0 bình luận về “Cho luận điểm ” Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương , giàu lòng tự trọng và đức hi sinh “. a, Lập dàn ý b, Viết đoạn văn mở”

  1. Xuôi dòng văn học hiện thực Việt Nam những năm 1930- 1945, nếu nói Ngô Tất Tố là cây cổ thụ khai sáng cho thể loại này thì Nam Cao lại chính là người đưa chúng đến đỉnh cao nghệ thuật. Để làm nên sự thành công của Nam Cao, phải kể đến tác phẩm “Lão Hạc” đã khắc họa xuất sắc hình tượng người nông dân với số phận bất hạnh nhưng vẫn sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp.

    Những năm nửa đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp cơ bản hoàn thành xong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam có nhiều biến động, chia thành nhiều giai cấp mà trong đó, khổ cực nhất vẫn là người nông dân. Cuộc sống làng quê bị bao trùm bởi cái đói, miếng ăn và nước mắt. Khi ấy, giữa những tiếng khóc oan trái “kêu trời không thấu” ấy, Nam Cao đã cất ngòi bút, nói hộ nỗi lòng và tình cảm biết bao nhiêu người dân bấy giờ. Tác phẩm “Lão Hạc” ra đời trong hoàn cảnh đó. Nhân vật lão Hạc được nhìn nhận và miêu tả qua cái nhìn và tấm lòng của nhân vật ông giáo.

    Trước hết, lão Hạc hiện lên với số phận bi đát, cuộc đời bất hạnh. Cũng như bao người nông dân khác, cuộc đời lão Hạc bị bủa vây bởi trong sự nghèo đói. Không có ruộng cày, toàn bộ gia tài của lão chỉ có con chó và một mảnh vườn. Nhưng mảnh vườn ấy cũng còm cõi, xơ xác, hoa màu chỉ đủ cho lão bòn mót. Cho nên lão phải làm thuê, làm mướn, đem sức mình đổi lấy miếng. Rồi sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão. Sau một trận ốm kéo dài hai tháng mười tám ngày, “lão yếu đi ghê lắm, tiền bấy lâu nay dành dụm đều cạn kiệt, lão lại không có việc làm. Rồi bão đến, phá sạch sành sanh hoa màu trong vườn, giá gạo thì cứ đẩy cao mãi lên. Cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng, để đến một lúc lão cũng phải thốt lên: “Cái kiếp chỉ nhỉnh hơn kiếp một con chó”.

    Đã nghèo, cuộc sống của lão Hạc còn bị bủa vây bởi số phận bất hạnh. Vợ mất sớm, lão một mình gà trống nuôi con. Nhưng sợi dây tình cảm ấy cũng không giữ được mãi. Chính cái nghèo đã khiến lão bó tay trước hạnh phúc không thành của đứa con trai độc nhất. Cái nghèo không cho lão dựng vợ cho con để trọn đạo làm cha. Cũng vì thế mà anh con trai phải bỏ đi đồn điền cao su. Thế là cái nghèo cũng cướp luôn đứa con trai khỏi tay lão. Kể với ông giáo mà nước mắt lão ngân ngấn: “Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi nữa?” Câu nói của lão đã nhói lên một nỗi đau bởi nó đã khái quát cả một đời người trong xã hội cũ. Anh con  trai đi biền biệt, lão sống thui thủi một mình trong nỗi buồn ngày đêm chồng chất, chỉ có con Vàng làm bạn. Vậy mà tình cảnh thiếu thốn quẫn đã buộc lão phải chia tay với nó, chia ta với niềm vui, niềm an ủi cuối cùng của mình. Và có lẽ đây cũng chính là giây phút đau đớn nhất của lão. Nỗi bất hạnh chưa dừng ở đó. Sau những ngày ăn khoai, củ chuối, sung luộc, … cuộc sống bế tắc, cùng quẫn đã đẩy lão đến cái chết bằng bả chó. Cái chết vô cùng dữ dội và bi thảm: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết.” Lão đang ở đỉnh cao của cuộc hành xác. Chính nghèo khổ đã đẩy lão đến cái chết thảm khốc chưa từng thấy. Như vậy, không miêu tả quá nhiều, chỉ với một nét chấm phá đã đủ đặc tả cuộc sống thấm thía kiếp nghèo tủi nhục của người nông dân lớp bần cùng hóa. Hiện tại thì cùng quẫn, tương lai thì mịt mờ không lối thoát. Liệu còn gì đau khổ hơn, đen tối hơn những gì mà người nông dân xưa phải chịu? 

    mong mọi người cho mk CTLHN

    Bình luận
  2. a.

    Mở bài: 

    Giới thiệu truyện ngắn Lão Hạc.

    Nêu ra luận điểm.

    Thân bài:

    a.Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ:

    _Vợ mất sớm, gia cảnh nghèo khó.

    _Con trai vì không đủ tiền cưới vợ nên bỏ đi đồn điền cao su mãi không trở về.

    _Tuổi già cô đơn, sức khỏe ngày một giảm sút, không có việc làm, gia sản là mảnh vườn với hoa màu bị bão phá sạch.  

    _Luôn buồn khổ vì không lo được cho con trai. 

    _Phải bán con chó Vàng- kỉ vật con trai để lại vì chẳng còn tiền nuôi chó và muốn đề dành tiền cho con trai.

    _TÌm đến cái chết đau đớn bằng bả chó. 

    b. Lão Hạc là người giàu tình thương và đức hi sinh.

     _Giàu lòng nhân ái,  vị tha, nhân hậu- điều khiến BInh Tư rất ghét lão. 

    _Người cha vô cùng thương yêu con trai. Thà chết để không động đến tiền của con.

    _Chuẩn bị sẵn cho cái chết của mình để không phiền hàng xóm. 

    _Cái chết đau đớn nhưng chứng minh được tự trọng trong con người: 

    +Chết vì thương con.

    +Chết để chuộc tội với kỉ vật là cậu Vàng mà con để lại.

    +CHết để minh chứng cho sự lương thiện, tấm lòng nhân hậu.

    Chân dung lão Hạc với số phận và phẩm chất ấy tiêu biểu cho người nông dân VIệt Nam trước Cách mạng.

    3. Kết bài:

     Suy nghĩ về số phận lão Hạc nói riêng, người nông dân trước Cách mạng nói chung.

    Mở bài:

    Văn học Việt Nam trước Cách mạng là bức tranh toàn cảnh về đời sống xã hội với những khổ đau. Khai thác bức tranh xã hội đen tối ấy, nhà văn Nam Cao đã viết lên truyện ngắn “Lão Hạc”- câu chuyện điển hình cho số phận đau thương cùng vẻ đẹp của con người. Và Lão Hạc trong trang văn của Nam Cao quả là người nông dân nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương, giàu lòng tự trọng và đức hi sinh.

    Kết bài:

    Khép lại trang văn cùng hình ảnh lão Hạc chết trong đau đớn. Ta càng thêm thương cảm cho những khổ đau của người nông dân. Thương cảm bao nhiêu thì càng thêm mến phục phẩm hạnh trong những con người khổ cực, bần cùng ấy. Lão Hác nói riêng hay người nông dân VIệt Nam trước Cách mạng tháng Tám nói chung, hình ảnh họ sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc. 

    Bình luận

Viết một bình luận