Cho luồng H2 dư lần lượt qua các ống mắc nối tiếp đựng các oxit được nung nóng như sau:
ống 1: đựng 0.01 mol CaO
ống 2: đựng 0.02 mol PbO
ống 3: đựng 0.02 mol Al2O3
ống 4: đựng 0.01 mol Fe2O3
ống 5 đựng 0.06 mol Na2O.
Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng chất rắn còn lại trong mỗi ống
GIÚP MÌNH ĐỂ LẤY 20 ĐIỂM NHA
Khi cho luồng khí H2 dư quá các ống mắc nối
– Ống 1 : H2 không phản ứng với CaO –> chất rắn chỉ có CaO –>mCaO=0,01.56=0,56g
– Ống 2 : Xảy ra phản ứng :
PbO + H2 —to—> Pb + H2O
0.02 0.02 0.02 0.02 (mol)
–> chất rắn trong ống 2 gồm 0.02 mol Pb –>mPb=4,14g
– Ống 3 : H2 không phản ứng với Al2O3 –> chất rắn chỉ có Al2O3 –>mAl2O3=2,04g
– Ống 4 : Xảy ra phản ứng :
Fe2O3 + 3H2 —to—> 2Fe + 3H2O
0,01 0,02 0,03 (mol)
–> chất rắn trong ống 4 gồm 0,02 mol Fe –> mFe=1,12g
Từ Ống 1 đến Ống 2 , tạo ra 0,02+0,03=0,05 mol H2O
– Ống 5 : Xảy ra phản ứng :
Na2O + H2O —–> 2NaOH
0,05 0,05 0,1 (mol)
–>chất rắn trong ống 5 gồm 0,1 mol NaOH và 0,06-0,05=0,01 mol Na2O
–>m chất rắn = 0,1.40 + 62.0,01=4,62g
– Ống 1: Không phản ứng
m1= mCaO= 0,56g
– Ống 2: PbO bị khử
PbO+ H2 -> Pb+ H2O
=> Tạo 0,02 mol Pb; 0,02 mol H2O
m2= mPb= 4,14g
– Ống 3: Không phản ứng
m3= mAl2O3= 2,04g
– Ống 4: Fe2O3 bị khử
Fe2O3+ 3H2 -> 2Fe+ 3H2O
=> Tạo 0,02 mol Fe; 0,03 mol H2O
m4= mFe= 1,12g
– Ống 5: Na2O hút hết 0,05 mol H2O
Na2O+ H2O -> 2NaOH
Spu tạo 0,05 mol NaOH; 0,01 mol Na2O dư
m5= mNaOH+ mNa2O dư= 2,62g