Cho m(g) hai ankin thể khí vào dung dịch AgNO3 trong NH3dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được 24g kết tủa vàng nhạt. Lấy kết tủa đem đốt cháy hoàn to

Cho m(g) hai ankin thể khí vào dung dịch AgNO3 trong NH3dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được 24g kết tủa vàng nhạt. Lấy kết tủa đem đốt cháy hoàn toàn thu được 21,6 gam bạc. Công thức hai ankin là:

0 bình luận về “Cho m(g) hai ankin thể khí vào dung dịch AgNO3 trong NH3dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được 24g kết tủa vàng nhạt. Lấy kết tủa đem đốt cháy hoàn to”

  1. $n_{Ag}=\dfrac{21,6}{108}=0,2 mol$ 

    Giả sử kết tủa có dạng $RC\equiv CAg$

    $\Rightarrow n_{\downarrow}=0,2 mol$

    $\Rightarrow \overline{M}=\dfrac{24}{0,2}=120=R+12+12+108$ (vô nghiệm) 

    Vậy trong 2 ankin, có 1 ankin là $C_2H_2$, tạo tủa $Ag_2C_2$

    Nhận thấy khi $n_{Ag_2C_2}=0,5n_{Ag}=0,1 mol \Rightarrow m_{Ag_2C_2}=240.0,1=24g$, bằng lượng tủa tạo ra. Chứng tỏ ankin còn lại không là ank-1-in. 

    Mà ankin khí nên đó là but-2-in $CH_3-C\equiv C-CH_3$

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Ta có : $n_{Ag} = \dfrac{21,6}{108} = 0,2(mol)$
    Giả sử Ankin không là $C_2H_2$
    $RC≡CH + AgNO_3 + NH_3 \to RC≡ CAg + NH_4NO_3$
    Ta có :

    $n_{RC≡CAg} = n_{Ag} = 0,2(mol)$
    $⇒ M_{RC≡CAg} =R + 132 \dfrac{m}{n} = \dfrac{24}{0,2} = 120$

    $⇔ R = – 12$ 

    → Ankin là $C_2H_2$

    Bình luận

Viết một bình luận