Cho m(g) kim loại M tan hết trong dung dịch HCl -> V(l) H2 (đktc). Mặc khác m(g) M tatan hết trong H2SO4 đặc nóng to dư -> V'(l) SO2 (đktc). Khối lượn

By Melanie

Cho m(g) kim loại M tan hết trong dung dịch HCl -> V(l) H2 (đktc). Mặc khác m(g) M tatan hết trong H2SO4 đặc nóng to dư -> V'(l) SO2 (đktc). Khối lượng muối sunfat = 200/127 khối lượng muối clorua. Xác định M biết V’=1,5V

0 bình luận về “Cho m(g) kim loại M tan hết trong dung dịch HCl -> V(l) H2 (đktc). Mặc khác m(g) M tatan hết trong H2SO4 đặc nóng to dư -> V'(l) SO2 (đktc). Khối lượn”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Ta có :

    $V = 22,4(lít)$ ⇒ V’ = 22,4.1,5 = 33,6(lít)$

    Suy ra: 

    $n_{H_2} = \dfrac{22,4}{22,4} = 1(mol)$

    $n_{SO_2} = \dfrac{33,6}{22,4} = 1,5(mol)$

    Gọi $n$ là hóa trị của kim loại M:

    Thí nghiệm 1 :

    $2M + 2nHCl \to 2MCl_n + nH_2$
    Theo PTHH :

    $n_M = n_{MCl_n} = \dfrac{2n_{H_2}}{n} = \dfrac{2}{n}(mol)$
    $⇒ m_{MCl_n} = \dfrac{2}{n}.(M + 35,5n) = \dfrac{2M}{n} + 71(gam)$

    Thí nghiệm 2 :

    $2M + 2nH_2SO_4 \to M_2(SO_4)_n + nSO_2 + 2nH_2O$

    Theo PTHH :

    $n_{SO_2} = \dfrac{n}{2}n_M = \dfrac{n}{2}.\dfrac{2}{n} = 1 (mol) < 1,5$

    → Chứng tỏ kim loại M có hóa trị thay đổi.

    Ở thí nghiệm 2, gọi $m$ là hóa trị của kim loại M

    $2M + 2mH_2SO_4 \to M_2(SO_4)_m + mSO_2 + 2mH_2O$
    Theo PTHH :
    $n_{M_2(SO_4)_m} = \dfrac{n_{SO_2}}{m} = \dfrac{1,5}{m}(mol)$
    $⇒ m_{M_2(SO_4)_m} = \dfrac{1,5}{m}.(2M + 96m) = \dfrac{3M}{m} + 144(gam)$

    Mặt khác :

    $m_{M_2(SO_4)_m} = \dfrac{200}{127}m_{MCl_n}$
    $⇔ \dfrac{3M}{m} + 144 = \dfrac{200}{127}(\dfrac{2M}{n} + 71)$

    $⇔M(\dfrac{3}{m} – \dfrac{400}{127n}) = – \dfrac{4088}{127}$

    $⇔ M.\dfrac{381n-400m}{127mn} = – \dfrac{4088}{127}$

    Với $n = 2$ ; $m = 3$ thì :
    $M.\dfrac{-73}{127} = \dfrac{-4088}{127}$

    $⇔ M = 56(Fe)$

    Vậy M là kim loại $Fe$

     

    Trả lời

Viết một bình luận