Cho m gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al có số mol bằng nhau phản ứng hoàn toàn với lượng oxi dư. Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượ

Cho m gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al có số mol bằng nhau phản ứng hoàn toàn với lượng oxi dư. Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng tăng so với hỗn hợp ban đầu là 6 gam. Tính m ?

0 bình luận về “Cho m gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al có số mol bằng nhau phản ứng hoàn toàn với lượng oxi dư. Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượ”

  1.  Gọi `a` là số mol `Mg`

    `=>n_{Al}=a(mol)`

    `=>` Khối lượng của hỗn hợp là

    `m=24a+27a=51a(g)`

    $2Mg+O_2\xrightarrow{t^o}2MgO$

    $4Al+3O_2\xrightarrow{t^o}2Al_2O_3$

    Theo phương trình

    `n_{O_2}=1/2 n_{Mg}+3/4 n_{Al}=1,25a(mol)`

    `=>m_{O_2}=32.1,25a=40a(g)`

    Lại có phản `O_2` dư và phản ứng hoàn toàn nên khối lượng hỗn hợp tăng lên là khối lượng `O_2`

    `=>40a=6`

    `=>a=0,15(mol)`

    Thay `a=0,15` vào `m=51a`

    `=>m=0,15.51=7,65(g)`

    Vậy khối lượng hỗn hợp là `m=7,65(g)`

    Bình luận
  2. Cho `n_{Mg}=n_{Al}=x(mol)`

    `m_{\text{tăng}}=m_{O_2 \ \text{pứ}}`

    `=> 6=m_{O_2}`

    `=> n_O=\frac{6}{32}=0,1875(mol)`

    `2Mg+O_2\overset{t^o}{\to}2MgO`

    `4Al+3O_2\overset{t^o}{\to}2Al_2O_3`

    `=> 0,5x+0,75x=0,1875(mol)`

    `=> x=0,15mol)`

    `=> m=m_{Al}+m_{Mg}`

    `=> m=0,15(27+24)=7,65g`

     

    Bình luận

Viết một bình luận