Cho mình xin đề cương thi giữa kì môn sử của mấy bạn với ạ . Mình cảm ơn nhiều

By Mary

Cho mình xin đề cương thi giữa kì môn sử của mấy bạn với ạ . Mình cảm ơn nhiều

0 bình luận về “Cho mình xin đề cương thi giữa kì môn sử của mấy bạn với ạ . Mình cảm ơn nhiều”

  1. Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10

    I. Kiến thức cần đạt

    – Nắm được những nét chính về văn hóa truyền thống Ấn Độ và sự ảnh hưởng của nó ra bên ngoài. Liên hệ Việt Nam

    – Các vương triều nổi bật của Ấn Độ thời phong kiến

    – Các giai đoạn hình thành, phát triển và suy vong của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

    – Những đặc điểm nổi bật của 2 vương quốc phong kiến: Cam- pu -chia và Lào

    – Chế độ phong kiến Tây Âu: Thời gian hình thành, các giai cấp chính, đặc trưng về kinh tế, chính trị (So sánh với phong kiến phương Đông).

    – Những cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu và hệ quả.

    – Hoàn cảnh, nội dung, thành tựu, ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng.

    II. Tóm tắt kiến thức

    Câu 1: Do đâu mà tư hữu xuất hiện? Tư hữu xuất hiện tác động đến xã hội như thế nào?

    Trả lời:

    – Sự tiến bộ của công cụ lao động (đồ sắt) làm cho năng suất lao động tăng lên tạo ra sản phẩm dư thừa. khi có sản phẩm dư thừa thì không thể chia đều cho tất cả mọi người mà những người có chức phận lợi dụng chức quyền chiếm của chung của xã hội khi chi dùng cho các công việc chung tư hữu xuất hiện

    – Tác động:

    + Gia đình phụ hệ thay gia đình mẫu hệ: Người đàn ông làm những công việc nặng nhọc, giành lấy quyền trụ cột trong gia đình, con cái lấy theo họ cha.

    + Xã hội phân chia giai cấp: Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội tăng lên do khả năng lao động của mỗi gia đình cũng khác nhau.

    → Công xã thị tộc rạn vỡ đưa con người bước sang thời đại có giai cấp đầu tiên – thời cổ đại.

    Câu 2: So sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây trên các lĩnh vực sau:

    Điều kiện tự nhiên,Kinh tế chủ đạo,Thời gian ra đời ,nhà nướcThể chế chính trị,Các giai cấp chủ yếu

    Câu 3: Trình bày những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và Phương Tây?

    Trả lời:

    * Thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông

    a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học

    – Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Một năm có 365 ngày và chia thành 12 tháng

    – Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có tác dụng đối với việc gieo trồng.

    b. Chữ viết

    – Nguyên nhân ra đời của chữ viết: Do sự phát triển của đời sống người ta cần ghi chép, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành

    – Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý

    c. Toán học

    – Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng tính toán,… mà toán học ra đời.

    – Thành tựu: Tính diện tích các hình, số Pi = 3,16, phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ

    d. Kiến trúc

    Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, Vạn lý trường thành,…là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người

    * Thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây Hy Lạp và Rô-ma

    a. Lịch và chữ viết

    – Lịch:

    + Tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4. Trái đất hình cầu, 1 năm lần lượt có 31, 30 ngày, tháng 2 có 28 ngày. Như vậy, mặc dù chưa chính xác nhưng những hiểu biết của cư dân Rô-ma cổ đại đã rất gần với hiểu biết ngày nay

    – Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,… lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.

    b. Sự ra đời của khoa học

    – Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.

    – Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, định đề, tiên đề.

    c. Văn học

    – Chủ yếu là kịch. Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin,…

    – Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.

    d. Nghệ thuật

    – Nghệ thuật điêu khắc: xây đền đài đạt đến đỉnh cao. Tiêu biểu đền Pác-tê-nông

    – Nghệ thuật tạc tượng: tượng lực sĩ ném đĩa, tranh tượng nữ thần A- tê- na,…

    Câu 4: Chế độ phong kiến được hình thành ở Trung Quốc thế nào? Dưới thời nào chế độ phong kiến ở Trung Quốc phát triển thịnh đạt nhất? biểu hiện?

    Trả lời:

    * Việc sử dụng công cụ bằng sắt ở Trung Quốc vào những thế kỉ cuối trước Công nguyên làm cho kinh tế phát triển xã hội đã có sự phân hóa, hình thành hai giai cấp mới địa chủ và nông dân lĩnh canh

    Như vậy, từ đây hình thành quan hệ sản xuất phong kiến, đó là quan hệ bóc lột giữa địa chủ là nông dân lĩnh canh (tá điền) bằng địa tô. Chế độ phong kiến được xác lập

    * Dưới thời Đường chế độ phong kiến ở Trung Quốc phát triển thịnh đạt nhất

    – Biểu hiện:

    + Về kinh tế:

    + Nông nghiệp: chính sách quân điền, áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống,… dẫn tới năng suất tăng

    + Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt: có các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền. Ngoài đường biển đã hình thành “con đường tơ lụa”, buôn bán với nước ngoài.

    → Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước.

    + Về chính trị:

    – Từng bước hoàn thiện chính quyền từ trung ương xuống địa phương, đặt ra chức Tiết độ sứ để trấn ải miền biên cương

    – Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (bên cạnh cử con em thân tín xuống các địa phương).

    Câu 5: Những thành tựu nổi bật của văn hóa Trung Quốc phong kiến? Nhận xét?

    Gợi ý trả lời:

    – Nho giáo :

    + Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

    + Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho.

    + Sau này, học thuyết Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

    + Đánh giá về mặt tích cực và hạn chế của Nho giáo.

    – Phật giáo :

    + Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo.

    + Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi.

    – Sử học :

    + Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập : Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố… Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán.

    + Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng.

    – Văn học :

    + Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc. Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị…

    + Ở thời Minh – Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là “tiểu thuyết chương hồi” với những kiệt tác như Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung…

    – Khoa học – kĩ thuật :

    + Nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Toán học, Thiên văn, Y học…

    + Người Trung Quốc có rất nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng, có cống hiến đối với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

    – Nghệ thuật kiến trúc :

    Đạt được những thành tựu nổi bật với những công trình như: Vạn lí trường thành, Cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động.

    …………

    III. Bài tập tự luận

    Câu 1. Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X-XVIII được biểu hiện như thế nào?

    Câu 2. Anh (chị) có nhận xét gì về văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á thời phong kiến?

    Câu 3.Trình bày các thành tựu văn hoá tiêu biểu của Campuchia thời phong kiến. Theo em, văn hoá Campuchia chịu ảnh hưởng của nền văn hoá nào?

    Câu 4. Khái quát các giai đoạn phát triển của lịch sử vương quốc Lào.

    Câu 5. Kể tên và nhận xét những công trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào, Campuchia

    Câu 6. Phân tích những đặc điểm về kinh tế, chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu.

    Câu 7. Nhận xét đời sống của lãnh chúa và nông nô ở Tây Âu thời trung đại.

    Câu 8. Nêu vai trò của thành thị trung đại.

    Câu 9. Nêu nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí.

    Câu 10. Khái quát các cuộc phát kiến địa lí lớn.

    Câu 11. Các cuộc phát kiến địa lí lớn đã đem đến những hệ quả gì?

    Câu 12. Vì sao có sự xuất hiện của phong trào Văn hoá Phục hưng?

    Câu 13. Phân tích tính chất và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng.

    IV. Bài tập trắc nghiệm

    Câu 1. Đầu Công nguyên, Vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ và mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là

    A. Vương triều A-sô-ca.

    B. Vương triều Gúp-ta

    C. Vương triều Hác-sa.

    D. Vương triều Hậu Gúp-ta.

    Câu 2. Tôn giáo nào bắt nguồn từ những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ?

    A. Phật giáo.

    B. Hin đu giáo.

    C. Hồi giáo.

    D. Thiên chúa giáo.

    Câu 3. Thần Brama trong Hinđu giáo được gọi là thần

    A. Sáng tạo thế giới.

    B. Hủy diệt.

    C. Bảo hộ.

    D. Sấm sét.

    Câu 4. Dưới thời vua A-sô-ca, loại hình chữ viết nào ở Ấn Độ được hoàn thiện?

    A. Chữ tượng hình.

    B. Chữ cổ Brahmi.

    C. Chữ Phạn (san-skơ-rít)

    D. Chữ Khơ-me cổ.

    Câu 5. Thần Shiva trong Hinđu giáo được gọi là thần

    A. Sáng tạo thế giới

    B. Hủy diệt

    C. Bảo hộ

    D. Sấm sét.

    Câu 6. Thần Visnu trong Hinđu giáo được gọi là thần

    A. Sáng tạo thế giới

    B. Hủy diệt

    C. Bảo hộ

    D. Sấm sét.

    Câu 7. Nội dung nào dưới đây thể hiện hoàn cảnh ra đời của Vương triều Đêli ở Ấn Độ?

    A. Người Ấn Độ có nền văn hóa truyền thống, lập ra vương triều mới để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

    B. Người Hồi giáo gốc Trung Á xâm chiếm Ấn Độ, lập ra vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, đóng đô ở Đêli.

    C. Người Hồi giáo đã áp đặt Hồi giáo vào những cư dân ở Ấn Độ theo Hinđu giáo.

    D. Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ, đan xen tồn tại với văn hóa truyền thống Ấn Độ.

    Câu 8. Tôn giáo được ưu tiên phát triển trong thời kì Vương triều Đêli là

    A. Hồi giáo.

    B. Hinđu giáo.

    C. Phật giáo.

    D. Thiên chúa giáo.

    Câu 9. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hình thành Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ?

    A. Vương triều Hồi giáo Đêli bắt đầu suy yếu.

    B. Người Hồi giáo dòng dõi Mông Cổ bắt đầu tấn công Ấn Độ.

    C. Vương triều Hồi giáo Đêli rút khỏi đất nước Ấn Độ.

    D. Những ông vua đầu tiên ra sức củng cố đất nước theo hướng “Ấn Độ hóa”.

    Câu 10. Những chính sách của vua A-cơ-ba đã làm cho đất nước Ấn Độ

    A. phát triển thịnh vượng.

    B. trở thành đế quốc phong kiến.

    C. bị nước ngoài xâm lược.

    D. bi chia cắt thành nhiều quốc gia nhỏ.

    Câu 11. Vương triều nào đã chấm dứt thời kì phân tán loạn lạc của đất nước Ấn Độ (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV)?

    A. Vương triều Gúp-ta.

    B. Vương triều Hồi giáo Đêli.

    C. Vương triều Mô-gôn.

    D. Vương triều Hác-sa.

    Câu 12. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, tình hình khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì?

    A. Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc.

    B. Các quốc gia phong kiến dân tộc phát triển thịnh đạt.

    C. Các quốc gia phong kiến dân tộc bị suy thoái.

    D. Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược.

    Câu 13. Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, tình hình khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì?

    A. Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc.

    B. Các quốc gia phong kiến dân tộc phát triển thịnh đạt.

    C. Các quốc gia phong kiến dân tộc bị suy thoái.

    D. Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược.

    Câu 14. Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, tình hình khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì?

    A. Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc.

    B. Các quốc gia phong kiến dân tộc phát triển thịnh đạt.

    C. Các quốc gia phong kiến dân tộc bị suy thoái.

    D. Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược.

    Câu 15. Đông Nam Á là khu vực “châu Á gió mùa” vì

    A. là khu vực địa lí-lịch sử văn hóa riêng biệt.

    B. có điều kiện thuận lợi, là cái nôi xuất hiện loài người.

    C. có gió mùa kèm theo mưa thuận lợi cho nông nghiệp trồng lúa nước.

    D. có khí hậu gió mùa ảnh hưởng đến cảnh quan thực vật và động vật.

    Câu 16. Ngành sản xuất chính ở các nước Đông Nam Á thời cổ đại là

    A. nông nghiệp.

    B. thủ công nghiệp.

    C. buôn bán đường biển

    D. chăn nuôi gia súc lớn.

    Câu 17. Loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á thời cổ đại là

    A. cây lúa nước.

    B. lúa mạch, lúa mì.

    C. cây ngô.

    D. cây lúa nương.

    Câu 18. Ý nào sau đây không phản ánh đặc điểm của các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á?

    A. Hình thành tương đối sớm (những thế kỉ đầu Công nguyên).

    B. Các quốc gia đều nhỏ bé, phân tán trên những địa bàn hẹp.

    C. Sống riêng rẽ, nhiều khi tranh chấp lẫn nhau.

    D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di của người Thái.

    Câu 19. Yếu tố nào sau đây không phải là cơ sở hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?

    A. sự phát triển của các ngành kinh tế bản địa.

    B. sự tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ.

    C. ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

    D. làn sóng thiên di của các tộc người từ phương Bắc xuống.

    Câu 20. Đánh giá nào sau đây đúng nhất về nền văn hóa Đông Nam Á thời phong kiến?

    A. Tiếp thu, chọn lọc văn hóa bên ngoài và xây dựng được nền văn hóa riêng với những giá trị tinh thần độc đáo.

    B. Tiếp thu phần lớn những giá trị văn hóa bên ngoài, nhất là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.

    C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa một số nước phương Tây được du nhập bởi những thương nhân châu Âu.

    D. Mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa bên ngoài.

    Trả lời

Viết một bình luận