cho nhận xét: sáu câu thơ đầu là bức tranh tả cảnh thiên nhiên ở lầu ngưng bích ,qua đó khắc họa hoàn cảnh cô đơn của kiểu Coi câu trên là câu mở đoạ

cho nhận xét: sáu câu thơ đầu là bức tranh tả cảnh thiên nhiên ở lầu ngưng bích ,qua đó khắc họa hoàn cảnh cô đơn của kiểu
Coi câu trên là câu mở đoạn, hãy viết tiếp khoảng 12 câu để hoàn chình đoạn văn theo phương thức diễn dịch. Đoạn văn có sử dụng câu phủ định và trợ từ ( gạch chân và chú thích )
làm giúp mik với ạ, mik cần gấp, mong các bạn làm giúp mik, mik cảm ơn

0 bình luận về “cho nhận xét: sáu câu thơ đầu là bức tranh tả cảnh thiên nhiên ở lầu ngưng bích ,qua đó khắc họa hoàn cảnh cô đơn của kiểu Coi câu trên là câu mở đoạ”

  1. Sáu câu thơ đầu là bức tranh tả cảnh thiên nhiên ở lầu ngưng bích ,qua đó khắc họa hoàn cảnh cô đơn của Kiều. Khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích được phác họa với những hình ảnh non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát, cát vàng, bụi hồng.  Với những hình ảnh đó gợi lên cảnh trí thiên nhiên goạn mục, khoáng đãng, màu sắc hài hòa: Một vùng trời bể bát ngát in hình ngọn núi xa mờ nhạt và một mảnh trăng gần dịu mát, cồn cát vàng nhấp nhô sóng lượn, bụi hồng trải trên ngàn dặm xa. Nhưng khung cảnh thiên nhiên được nhìn qua con mắt của Kiều – trong cảnh bị giam lỏng. Nàng trơ trọi giữa không gian, thời gian mênh mông, hoang vắng. Câu thơ 6 chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian: “Bốn bề bát ngát xa trông”. Cảnh “non xa”, “trăng gần” như gợi lên từng hình ảnh lầu Ngưng Bích cao ngất nghểu, trơ trọi giữa mênh mông trời nước. Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Chính cái lầu trơ trọi ấy giam một thân phận trơ trọi, không một bóng người. Hình ảnh “mây trắng đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn khép kín. Sớm – khuya, ngày – đêm, Kiều “thui thủi quê người một thân”, chỉ còn biết làm bạn với mây đèn. Không gian cũng như thời gian giam hãm con người. Thúy Kiều bị giam giữa không gian và thời gian – nhỏ nhoi, cô độc. Trong cảnh ngộ có lẽ như vậy không tránh được tâm trạng chán nản buồn tủi.  Từ “bẽ bàng” đúng với tâm trạng của Kiều: buồn tủi, chán nản đối với cuộc đời và đối với bản thân mình. Do đó cảnh đẹp nhưng con người chẳng còn lòng dạ nào thưởng ngoạn nữa, cảnh và tình chẳng hòa hợp được với nhau nên “nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng”. Nàng rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối. 

    – trợ từ: chính

    – câu phủ định: Trong cảnh ngộ có lẽ như vậy không tránh được tâm trạng chán nản buồn tủi. 

    Bình luận

Viết một bình luận