cho tam giac abc cân tại a co ab=5cm,bc=6cm,phân giac am(m thuộc bc.gọi o là trung điểm của ac,k là điểm đôi xưng vơi m qua o a) tinh độ dài am b)tinh

cho tam giac abc cân tại a co ab=5cm,bc=6cm,phân giac am(m thuộc bc.gọi o là trung điểm của ac,k là điểm đôi xưng vơi m qua o
a) tinh độ dài am
b)tinh diện tich tam giac abc
c)tư giac amck là hình gì?vì sao?

0 bình luận về “cho tam giac abc cân tại a co ab=5cm,bc=6cm,phân giac am(m thuộc bc.gọi o là trung điểm của ac,k là điểm đôi xưng vơi m qua o a) tinh độ dài am b)tinh”

  1. Bạn tham khảo:

    Bài 1:

    a) Tam giác ABC cân tại A có AM là đường phân giác (gt)

    ⇒ AM là đường cao của tam giác ABC

    ⇒ AM ⊥ BC

    Tương tự ta có AM là đường trung tuyến của tam giác ABC

    ⇒ M là trung điểm của BC

    ⇒ BM = MC = $\frac{BC}{2}$ 

    Mà BC = 6cm (gt) 

    nên BM = MC = 3cm

    Xét tam giác AMB vuông tại M ( do AM ⊥ BC ) có:

         AM² + MB² = AB² (định lí Py-ta-go)

    ⇒       AM²       = AB² – BM²

    ⇒       AM ²      = 5² – 3²

    ⇒      AM²        = 16

    ⇒      AM²        = 4²

    ⇒       AM        = 4cm ( do AM >0 )

    Vậy….

    b) SΔ ABC = ( AM . BC ) : 2 

    ⇒ SΔ ABC = ( 4 . 6 ) : 2 

    ⇒ SΔ ABC = 12 cm²

    c) Tứ giác AMCK có 2 đường chéo AC và MK cắt nhau tại O

    Mà O là trung điểm của AC (gt)

          O là trung điểm của MK (do K là điểm đối xứng với M qua O)

    ⇒ Tứ giác AMCK là hình bình hành

    Mà góc AMC = 90 độ ( do AM ⊥ BC )

    ⇒ Hình bình hành AMCK là hình chữ nhật

    Bài 2: Cho tam giác DEF. Gọi A, B, C lần lượt là trung điểm của DE, EF, FD
    a) Tứ giác ABCD là hình gì?

    b) Gọi H là điểm đối xứng của B qua C. Tứ giác DBFH là hình gì?
    c) Tam giác DEF cần thêm điều kiện gì thì DBFH là vuông

    Bài làm

    a) Ta có : A là trung điểm của DE (gt)

                   B là trung điểm của EF (gt)

    ⇒ AB là đường trung bình của Δ DEF

    ⇒ AB//DF và AB = $\frac{EF}{2}$ 

    Ta có : +) AB // DF hay AB // DC

    +) AB =  $\frac{EF}{2}$ (cmt)

        DC = $\frac{EF}{2}$ (do C là trung điểm của DF)

    ⇒ AB = DC

    Tứ giác ABCD có : AB // DC (cmt)

                                 AB = DC (cmt)

    ⇒ Tứ giác ABCD là hình bình hành 

    Mà góc ADC = 90 độ (do Δ DEF vuông tại D)

    ⇒ Hình bình hành ABCD là hình chữ nhật

    b) Ta có : BC vuông góc với CD tại C (do ABCD là hình chữ nhật)

    ⇒ BH vuông góc với DF tại C

    Tứ giác DBFH có 2 đường chéo BH và DF cắt nhau tại C

    Mà C là trung điểm của BH (do H là điểm đối xứng của B qua C)

          C là trung điểm của DF (gt)

    ⇒ Tứ giác DBFH là hình bình hành

    Mà đường chéo BH vuông góc với đường chéo DF tại C (cmt)

    ⇒ Hình bình hành DBFH là hình thoi.

    c) Ta có: CD = AB ( do ABCD là hình chữ nhật )

    Hình thoi DBFH là hình vuông

    ⇔ BH = DF

    ⇔ $\frac{BH}{2}$ = $\frac{DF}{2}$ 

    ⇔ DC = CB (do C là trung điểm của BH và C là trung điểm của DF)

    ⇔ DC = AD ( do CB = AD )

    ⇔ 2. DC = 2. AD 

    ⇔ DF =DE (do A là trung điểm của DE và C là trung điểm của DF)

    ⇔ Δ DEF cân tại D

    ⇔ Δ DEF vuông cân tại D (do ΔDEF vuông tại D theo gt)

    Vậy Δ DEF vuông cân tại D thì DBFH là hình vuông

    Bình luận

Viết một bình luận