CHO TAM GIÁC ABC CÂN TẠI A ĐƯỜNG CAO AH CHỨNG MINH TAM GIÁC AHB VÀ TAM GIÁC AHC BẰNG NHAU TỪ H KẺ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI AC CẮT AB TẠI D CHỨNG MINH

CHO TAM GIÁC ABC CÂN TẠI A ĐƯỜNG CAO AH CHỨNG MINH TAM GIÁC AHB VÀ TAM GIÁC AHC BẰNG NHAU TỪ H KẺ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI AC CẮT AB TẠI D CHỨNG MINH AD BẰNG DH GỌI E LÀ TRÙN ĐIỂM AC GỌI G LÀ GIAO ĐIỂM CUAT CD VÀ AH CHỨNG MINH B G E THẲNG HÀNG

0 bình luận về “CHO TAM GIÁC ABC CÂN TẠI A ĐƯỜNG CAO AH CHỨNG MINH TAM GIÁC AHB VÀ TAM GIÁC AHC BẰNG NHAU TỪ H KẺ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI AC CẮT AB TẠI D CHỨNG MINH”

  1. *Hình bạn tự vẽ nhé.

    a) Xét ΔABH và ΔACH có:

    `∠AHB  = ∠AHC = 90^o`

    AB = AC (vì ΔABC cân tại A)

    AH cạnh chung

    ⇒ ΔABH = ΔACH (cạnh huyền – cạnh góc vuông)   (đpcm)

    b) Xét ΔABC cân tại A có AH là đường cao

    ⇒ AH là đường cao đồng thời là đường phân giác của ΔABC

    ⇒ ∠BAH = ∠CAH  (1)

    Ta có: DH // AC (gt) ⇒ ∠CAH = ∠AHD  (2 góc so le trong)  (2)

    Từ (1), (2) ⇒ ∠AHD = ∠BAH hay ∠AHD = ∠DAH

    ⇒ ΔADH cân tại D   

    ⇒ AD = DH   (đpcm)

    c) Ta có: ∠ABC = ∠ACB (vì ΔABC cân tại A)

                  AC // DH (gt) ⇒ ∠ACB = ∠BHD (2 góc đồng vị)

    ⇒ ∠ABC = ∠BHD hay ∠DBH = ∠BHD

    ⇒ ΔBDH cân tại D

    ⇒ BD = DH

    Vì DH = AD (cmt) nên BD = AD

    ⇒ CD là đường trung tuyến của ΔABC

    Xét ΔABC có: AH là đường cao

    ⇒ AH là đường cao đồng thời là đường trung tuyến

    Lại có: 2 đường trung tuyến AH và CD cắt nhau tại G

    ⇒ G là trọng tâm của ΔABC

    Mà BE là đường trung tuyến

    ⇒ Đoạn thẳng BE đi qua trọng tâm G của ΔABC

    ⇒ 3 điểm B, G, E thẳng hàng   (đpcm)

    Chúc bạn học tốt!

    Bình luận

Viết một bình luận